Hệ thống xạ phẫu bằng robot tích hợp AI điều trị ung thư không xâm lấn

Bằng việc tiên phong ứng dụng công nghệ mới trong điều trị ung thư và liên tục bổ sung nguồn bác sĩ – chuyên gia từ Singapore thời gian qua, Bệnh viện FV sẽ mở thêm cơ hội điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân ung thư tại Việt Nam.

Hệ thống xạ phẫu bằng robot tích hợp AI điều trị ung thư không xâm lấn - Ảnh 1.

BS Jean Marcel Guillon – Tổng giám đốc Bệnh viện FV – tại buổi lễ

Ảnh: T.Q

Đặc biệt, điều trị ung thư bằng máy xạ phẫu CyberKnife S7 được Bảo hiểm y tế chấp nhận chi trả.

Lý giải việc Bệnh viện FV quyết định đầu tư máy xạ phẫu hiện đại hàng đầu thế giới, bác sĩ Jean-Marcel Guillon – Tổng giám đốc Bệnh viện FV, cho biết: “Đây là thiết bị chuyên về điều trị ung rất hiện đại, đã được các bệnh viện lớn trên thế giới trang bị, cho phép bác sĩ tiêu diệt các tế bào ung thư rất nhỏ, ở vị trí khó và ở khắp các bộ phận trên cơ thể. Với việc đầu tư vào thiết bị này, Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng – Bệnh viện FV sẽ trở thành trung tâm tiên phong ở khu vực trong điều trị ung thư”.

Bác sĩ Basma M’Barek – Trưởng trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng – đánh giá rất cao tính ưu việt của CyberKnife S7 so với các loại máy xạ trị khác. “CyberKnife S7 cho phép điều trị chính xác hơn ở vùng điều trị, ví dụ trong ung thư tuyến tụy là loại ung thư mà xung quanh rất nhiều cơ quan phức tạp và CyberKnife S7 có ưu thế xạ chính xác những tổn thương tốt hơn những dòng máy khác. Ưu điểm khác nữa CyberKnife S7 là có thể điều trị những bệnh lý lành tính khác ngoài ung thư ví dụ như dị dạng mạch máu não hay chứng rối loạn nhịp tim,… trong khi máy xạ trị khác không làm được”, bác sĩ Basma M’Barek cho biết.

 - Ảnh 2.

Bác sĩ Basma M’barek – Trưởng trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng

Ảnh: T.Q

Được biết, xạ phẫu là phương pháp điều trị tiên tiến, dùng chùm tia bức xạ thay cho dao mổ để tiêu diệt khối u. CyberKnife do tiến sĩ John R Adler – bác sĩ phẫu thuật thần kinh của ĐH Stanford – phát minh lần đầu tiên năm 1990 và trải qua hơn 30 năm ứng dụng lâm sàng với 7 lần cải tiến, hệ thống này đã được chứng minh hiệu quả lâm sàng với hơn 5.000 bài nghiên cứu xuất bản trên các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới.