Câu chuyện của ông Vương Khắc Hưng, một người bán bánh kếp trứng suốt 26 năm tại Nam Kinh, đã lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội Trung Quốc nhiều ngày qua. 

Trong 26 năm, ông đã bán ra rất nhiều chiếc bánh kếp trứng, thu nhập ổn định. Nhờ đó, ông nuôi sống cả gia đình và mua được 4 căn nhà, thông tin từ 163. 

Từ 500 NDT khởi nghiệp

Năm 1999, ở tuổi 30, ông Vương rời vùng quê nghèo ở An Huy với vỏn vẹn 500 NDT (hơn 1,7 triệu đồng) trong túi, mang theo hy vọng đổi đời.

Nhờ người quen giới thiệu, ông thuê một gian hàng chưa đầy 5m2 phía sau Học viện Nghệ thuật Nam Kinh với giá 80 NDT/tháng (hơn 285 nghìn đồng/tháng).

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw== gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==
Đôi bàn tay chai sần vì nhồi bột làm bánh. Ảnh: 163

Đồ dùng khởi nghiệp của ông là một chiếc chảo gang, 3 chiếc xửng hấp tre và một niềm tin sắt đá vào tương lai.  

Ban đầu, mỗi ngày chỉ bán được khoảng 10 cái bánh nhưng ông không nản. Ông mang bánh đến từng cửa hàng quanh khu vực, mời khách ăn thử miễn phí kèm lời cam kết: “Không ngon không lấy tiền”.

Chính sự bền bỉ và chân thành ấy đã giúp ông dần có khách quen, đặc biệt có nhiều bạn trẻ xung quanh trường đến ủng hộ. 

Mỗi sáng, ông dậy từ 2-3h để nhào bột, ủ bột ít nhất 3 tiếng cho đủ độ dai. Sốt ăn kèm là hỗn hợp nhiều loại gia vị do chính tay ông điều chế. Hành lá cũng được lựa chọn kỹ càng, thái đều tăm tắp. Ông từng nói: “Lệch nửa phân hành, vị đã khác”.

Điều đặc biệt, ông vẫn giữ cách xay bột truyền thống, gồm đậu nành Đông Bắc và kê Sơn Đông được lựa chọn cẩn thận theo tỷ lệ 3:2, sau đó xay bằng cối đá kiểu cũ. 

Bánh khi ra lò có màu vàng óng, giòn tan, phủ lớp trứng và nước xốt thơm nức, khiến nhiều thực khách “chảy nước miếng ngay từ xa”. Có người còn nói: “Xem clip thôi cũng thấy thèm chảy nước miếng”.

Chuỗi cửa hàng gia truyền

Nhờ vị ngon chân thật của nguyên liệu làm bánh và tinh thần làm nghề chỉn chu, xe bánh của ông dần trở nên nổi tiếng trong giới sinh viên và người dân địa phương. 

banbanh4.jpg
Ông Vương tỉ mỉ trong từng khâu làm bánh. Ảnh: QQ

Khi mạng xã hội phát triển, bánh kếp trứng của ông trở thành “đặc sản”. Có ngày ông bán tới hơn 3.000 cái, khách xếp hàng dài vòng quanh cả khu phố.

Năm 2005, ông Vương đã tích cóp được 120.000 NDT (hơn 428 triệu đồng) để trả tiền đặt cọc mua căn nhà đầu tiên, chấm dứt chuỗi ngày thuê nhà của gia đình. Sau đó, ông dẫn vợ, 2 con và 8 anh em cùng tham gia làm bánh. 

Đến nay, đại gia đình 14 người đã tạo thành “chuỗi sản xuất bánh kếp trứng gia truyền”, vận hành như một doanh nghiệp. Các con của ông hiện tiếp tục duy trì hương vị quen thuộc. Mỗi ngày họ làm vài nghìn chiếc bánh để bán cho khách. 

26 năm, những chiếc bánh kếp trứng được bán ra là kết quả của mồ hôi, kỷ luật và niềm tin vào nghề của gia đình ông Vương. Ông cho biết, chính sự kiên trì đã giúp ông thành công với nghề.

banbanh.jpg
Người đàn ông kiên trì với nghề, nuôi sống cả đại gia đình. Ảnh: 163

Từng ấy thời gian và số tiền thu được giúp ông mua được 4 căn nhà. Công việc giúp ông nuôi sống vợ con. Các anh em của ông cũng phất lên nhờ nghề bán bánh. 

Câu chuyện của ông Vương khiến nhiều người nhận ra rằng, đôi khi chỉ cần làm một việc thật tốt cũng đủ để thay đổi cả cuộc đời.

Theo VietNamnet