Cách nhận biết website giả mạo và 5+ phương pháp phòng tránh hiệu quả


Chỉ với một cú nhấp chuột vô tình, bạn có thể đánh mất tài khoản ngân hàng, lộ thông tin cá nhân, hoặc thậm chí bị cài mã độc mà không hề hay biết. Những trang web giả mạo ngày càng tinh vi, khiến ngay cả người dùng cẩn trọng nhất cũng có thể trở thành nạn nhân. Hãy cùng Phong Vũ Tech News tìm hiểu dấu hiệu nhận biết các trang web lừa đảo và những biện pháp phòng tránh hiệu quả để bảo vệ bản thân trước những chiêu trò tinh vi này nhé!


  • 5 thủ đoạn lừa đảo mới trên mạng xã hội mà bạn nên biết
  • Việt Nam lọt top 10 nước có an ninh mạng kém nhất thế giới
  • Phát hiện cáp USB-C độc hại có thể “ăn cắp” tài khoản ngân hàng

Mục lục

Microsoft cảnh báo về chiến dịch lừa đảo giả mạo trang web du lịch

Gần đây, Microsoft đã phát hiện một chiến dịch lừa đảo tinh vi nhắm vào các tổ chức trong ngành khách sạn bằng cách giả mạo trang web đặt phòng trực tuyến để đánh cắp thông tin đăng nhập.

Cách Nhận Biết Website Giả Mạo Lừa Đảo, Đánh Cắp Thông Tin
Cách nhận biết website giả mạo lừa đảo, đánh cắp thông tin

Với sự gia tăng nhu cầu du lịch toàn cầu, nhóm nghiên cứu Microsoft Threat Intelligence đã ghi nhận một chiến dịch giả mạo thương hiệu Booking.com. Các tin tặc đứng sau chiến dịch này sử dụng kỹ thuật ClickFix, một phương thức tấn công dựa trên thao tác lừa đảo tâm lý, nhằm phát tán phần mềm độc hại. Mục tiêu chính là thu thập thông tin đăng nhập, phục vụ cho hành vi gian lận tài chính và đánh cắp dữ liệu thanh toán. Đến tháng 2/2025, chiến dịch này vẫn đang tiếp diễn.

Chiến dịch lừa đảo nhắm vào ngành khách sạn

Mục tiêu của chiến dịch này là các cá nhân làm việc trong ngành khách sạn tại nhiều khu vực như Bắc Mỹ, Châu Đại Dương, Nam Á, Đông Nam Á và Châu Âu – những người có tần suất tương tác cao với Booking.com. Tin tặc gửi các email giả mạo với nội dung giống như thông báo chính thức từ công ty nhằm đánh lừa nạn nhân.

Email Giả Mạo Với Nội Dung Giống Như Thông Báo Chính Thức Từ Công Ty Nhằm Đánh Lừa Nạn Nhân
Email giả mạo với nội dung giống như thông báo chính thức từ công ty nhằm đánh lừa nạn nhân

Một số email lừa đảo có nội dung yêu cầu người nhận xử lý phản hồi tiêu cực về khách sạn hoặc cung cấp thông tin để tránh mất quyền truy cập tài khoản. Ngoài ra, website giả mạo Booking.com còn được thiết kế để trông giống như thật, thậm chí có cả mã CAPTCHA giả nhằm tăng độ tin cậy.

Mã Captcha Giả Nhằm Tăng Độ Tin Cậy
Mã captcha giả nhằm tăng độ tin cậy

Kỹ thuật tấn công ClickFix – Đánh lừa người dùng

ClickFix khai thác tâm lý của con người bằng cách hiển thị thông báo lỗi hoặc cảnh báo giả mạo, hướng dẫn người dùng sao chép và thực thi các lệnh độc hại. Phương thức này giúp tin tặc dễ dàng vượt qua các biện pháp bảo mật truyền thống, vì chính người dùng là người chủ động thực hiện hành động theo hướng dẫn.

Kỹ Thuật Tấn Công Clickfix
Kỹ thuật tấn công clickfix

Nhóm hacker Storm-1865 được xác định là kẻ đứng sau chiến dịch này. Từ năm 2023, nhóm này đã đẩy mạnh hoạt động, chủ yếu thông qua các nền tảng trung gian như đại lý du lịch trực tuyến, sàn thương mại điện tử và dịch vụ email phổ biến như Gmail, iCloud Mail.

Cách nhận biết Website giả mạo và 5+ biện pháp phòng tránh lừa đảo

Microsoft khuyến nghị người dùng và các tổ chức cần nâng cao cảnh giác và áp dụng các biện pháp phòng tránh sau:

  • Kiểm tra kỹ địa chỉ email người gửi: Nếu email được gửi từ một địa chỉ lạ hoặc có dấu hiệu đáng ngờ (ví dụ: được đánh dấu [External]), hãy kiểm tra kỹ trước khi phản hồi.
  • Xác minh thông tin với nhà cung cấp chính thức: Nếu nhận được email bất thường, hãy liên hệ trực tiếp với công ty qua kênh hỗ trợ chính thức thay vì làm theo hướng dẫn trong email.
  • Cẩn trọng với các yêu cầu khẩn cấp: Tin tặc thường tạo cảm giác cấp bách để ép người dùng hành động ngay lập tức, chẳng hạn như nhấp vào liên kết hoặc tải xuống tệp đính kèm.
  • Kiểm tra đường dẫn trước khi nhấp vào: Đừng vội nhấp vào các liên kết trong email mà hãy kiểm tra xem đường dẫn có hợp lệ không. Tốt nhất, hãy nhập địa chỉ trang web trực tiếp trên trình duyệt thay vì truy cập qua email.
  • Chú ý đến lỗi chính tả trong email và đường dẫn: Các email lừa đảo thường chứa lỗi chính tả tinh vi, như thay chữ “o” bằng số “0” (micros0ft[.]com) hoặc thay chữ “m” bằng “r” và “n” (rnicrosoft[.]com).
Nhận Diện Website Giả Mạo Và Phòng Tránh Lừa Đảo
Nhận diện website giả mạo và phòng tránh lừa đảo

Để giảm thiểu rủi ro, Microsoft khuyến nghị cá nhân và tổ chức triển khai các phương pháp bảo mật sau:

  • Bật xác thực đa yếu tố (MFA) cho tất cả tài khoản để tăng cường bảo mật.
  • Cấu hình Microsoft Defender for Office 365 để kiểm tra các liên kết độc hại trước khi truy cập.
  • Kích hoạt bảo vệ đám mây trên Microsoft Defender Antivirus nhằm phát hiện và ngăn chặn phần mềm độc hại.
  • Bật tính năng bảo vệ mạng để hạn chế truy cập vào các trang web nguy hiểm.
Tham khảo ngay một số Laptop bán chạy nhất tại Phong Vũ

Tổng kết

Website giả mạo là mối đe dọa lớn đối với người dùng Internet, tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo và đánh cắp thông tin cá nhân. Để tự bảo vệ mình, bạn cần nâng cao cảnh giác, áp dụng các biện pháp bảo mật chặt chẽ và tuyệt đối không chia sẻ dữ liệu cá nhân trên những trang web không rõ nguồn gốc. Trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào trực tuyến, hãy kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn. Đừng quên theo dõi Phong Vũ Tech News để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!

Card Màn Hình Vga Nividia Rtx 5070 Ti