Bao lâu nên vệ sinh máy lạnh một lần? Hướng dẫn vệ sinh đúng cách

Không phải ai cũng biết rằng việc vệ sinh máy lạnh định kỳ là rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy, tiết kiệm điện năng và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Vậy bao lâu nên vệ sinh điều hòa một lần? Và vệ sinh như thế nào cho đúng cách để đạt hiệu quả tối ưu? Hãy cùng Hoàng Hà Mobile tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích cho việc bảo dưỡng máy lạnh tại nhà nhé.

Tại sao cần vệ sinh máy lạnh?

Máy lạnh là một trong những thiết bị điện tử quan trọng trong mỗi gia đình, đặc biệt là trong những ngày hè oi bức, khi nhu cầu làm mát trở nên thiết yếu. Khi bạn sử dụng máy lạnh càng nhiều thì khả năng lọc không khí và bám bụi của thiết bị sẽ càng nhiều. Chính vì thế, việc vệ sinh điều hòa là vô cùng cần thiết trong các trường hợp sau.

Ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe

Trong suốt quá trình sử dụng, máy lạnh sẽ hút không khí ẩm từ môi trường và làm lạnh, đồng thời cũng hút theo bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc và các tạp chất khác. Nếu các bộ lọc và dàn lạnh không được vệ sinh, những tạp chất này sẽ bám vào và tích tụ theo thời gian, tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Ve-Sinh-May-Lanh-1

Khi máy lạnh hoạt động, không khí có thể mang theo những vi sinh vật này, phát tán vào không gian sống và gây ô nhiễm không khí. Việc hít phải không khí có chứa vi khuẩn, nấm mốc có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, ho và các bệnh viêm nhiễm khác. Đặc biệt với những người có hệ miễn dịch yếu hoặc trẻ em, tác động của không khí ô nhiễm sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Tiết kiệm năng lượng và giảm hóa đơn điện

Máy lạnh phải làm việc liên tục và lâu dài để đáp ứng nhu cầu làm mát, nếu bộ lọc và các bộ phận khác bị bẩn, máy sẽ phải hoạt động liên tục ở mức công suất cao để bù đắp sự suy giảm hiệu suất. Điều này không chỉ làm tiêu tốn điện năng mà còn làm giảm tuổi thọ của máy lạnh. Việc vệ sinh máy lạnh giúp máy hoạt động ổn định hơn, kéo dài tuổi thọ và giảm bớt sự hao mòn của các bộ phận bên trong, giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí điện năng trong thời gian dài.

Ve-Sinh-May-Lanh-2

Hơn nữa, vệ sinh thiết bị làm mát định kỳ còn giúp duy trì hiệu suất làm việc ổn định, giảm thiểu việc tăng công suất đột ngột. Nhất là trong trường hợp máy lạnh phải hoạt động liên tục trong suốt mùa hè hoặc trong môi trường làm việc với nhiều người.

Duy trì hiệu suất làm mát tối ưu

Bụi bẩn và vi khuẩn có thể tích tụ trong các bộ phận của máy lạnh, đặc biệt là bộ lọc và dàn lạnh. Khi các bộ phận này bị bám bẩn, không khí sẽ không thể lưu thông dễ dàng, khiến máy lạnh phải hoạt động vất vả hơn để đạt được nhiệt độ mong muốn. Như thế sẽ làm giảm hiệu suất làm mát và khiến máy lạnh tiêu tốn nhiều điện năng hơn, gây tăng chi phí sử dụng.

Ve-Sinh-May-Lanh-3

Đồng thời, bụi bẩn còn có thể gây tắc nghẽn hệ thống ống dẫn khí của máy lạnh, khiến cho luồng không khí bị cản trở. Điều này làm cho nhiệt độ phòng không thể điều chỉnh chính xác, dẫn đến tình trạng làm lạnh không đồng đều. Đặc biệt, khi máy lạnh không thể duy trì hiệu suất làm mát ổn định, không gian sống hoặc làm việc sẽ trở nên không thoải mái, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người sử dụng.

Không tốn nhiều tiền cho sửa chữa và thay thế linh kiện

Vệ sinh máy lạnh sẽ giúp ngăn ngừa các sự cố không mong muốn như rò rỉ gas, tắc nghẽn đường ống dẫn gas, hoặc hỏng hóc các bộ phận điện tử. Những sự cố này không những ảnh hưởng đến hiệu suất của máy lạnh mà còn có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Bằng cách kiểm tra và vệ sinh định kỳ, bạn sẽ phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn. Từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố nghiêm trọng, tránh phải chi trả chi phí sửa chữa đắt đỏ.

Ve-Sinh-May-Lanh-4

Song, nếu như bạn không an tâm về việc tự vệ sinh điều hòa tại nhà thì có thể liên hệ đến dịch vụ kỹ thuật. Tại đây sẽ có đội ngũ kỹ thuật lành nghề và giúp bạn vệ sinh thiết bị chỉ trong tích tắc. Nhờ thế, bạn cũng sẽ hạn chế gặp tình trạng vệ sinh điều hòa không được mà còn tổn hại đến các linh kiện bên trong.

Nên vệ sinh máy lạnh bao lâu một lần?

Đối với những gia đình sử dụng điều hòa với tần suất trung bình, tức là máy lạnh hoạt động từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày, việc vệ sinh điều hòa nên được thực hiện khoảng 6 tháng một lần. Còn nếu gia đình bạn sử dụng điều hòa với tần suất cao hơn, tức là hơn 8 giờ mỗi ngày, máy lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn, dễ bị bám bụi và tắc nghẽn hơn. Do đó, bạn nên thường xuyên vệ sinh thiết bị trong khoảng 3 tháng một lần.

Đối với các công ty, tần suất vệ sinh cũng có sự thay đổi tùy thuộc vào mức độ bụi bẩn trong môi trường làm việc. Nếu công ty có ít bụi mịn và môi trường sạch sẽ, việc vệ sinh thiết bị nên được thực hiện 3 tháng một lần. 

Ve-Sinh-May-Lanh-5

Với các cơ sở kinh doanh như khách sạn và nhà hàng, nơi có tần suất sử dụng máy lạnh cao và môi trường ẩm ướt, vệ sinh định kỳ từ 2 đến 4 tháng một lần là cần thiết. Điều này giúp duy trì không khí trong lành cho khách hàng và tránh tình trạng máy lạnh gặp sự cố khi đang hoạt động ở công suất cao.

Đối với các khu công nghiệp và nhà máy có mức độ bụi bẩn và hoạt động máy móc cao, việc vệ sinh cần được thực hiện hàng tháng. Bụi bẩn và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào máy lạnh, gây giảm hiệu suất làm mát và tiêu tốn năng lượng. Vì vậy, việc vệ sinh mỗi tháng là cách tốt nhất để đảm bảo máy lạnh luôn hoạt động tốt và không gây gián đoạn trong sản xuất.

Những dụng cụ cần chuẩn bị để vệ sinh máy lạnh

Đầu tiên, máy bơm vệ sinh điều hòa là dụng cụ quan trọng giúp xịt nước làm sạch các dàn lạnh và dàn nóng của máy. Máy bơm này giúp loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc tích tụ lâu ngày mà không làm hư hỏng các linh kiện của máy. Bên cạnh đó, túi vệ sinh cũng rất cần thiết để bảo vệ không gian xung quanh khỏi bị bẩn khi xịt nước vào máy lạnh.

Ve-Sinh-May-Lanh-6

Chai xịt vệ sinh là một sản phẩm chuyên dụng giúp làm sạch bộ lọc và dàn lạnh. Và nếu bạn muốn kiểm tra mức độ gas trong máy lạnh, một đồng hồ đo gas chuyên dụng là dụng cụ không thể thiếu. Nó giúp kiểm tra xem gas có bị rò rỉ hoặc sắp hết hay không, từ đó giúp bạn kịp thời điều chỉnh để máy lạnh hoạt động ổn định.

Ngoài ra, bạn cũng cần một số dụng cụ vệ sinh khác như cọ vệ sinh để làm sạch các ngóc ngách, khăn lau để lau khô các bộ phận sau khi vệ sinh, bộ tua vít để tháo lắp các bộ phận của máy và thang nhôm để tiếp cận các khu vực cao trong máy lạnh. Dung dịch vệ sinh cũng là một sản phẩm hỗ trợ giúp làm sạch các bộ phận bên trong máy hiệu quả.

Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh (điều hòa) chi tiết tại nhà

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần phải ngắt nguồn điện của máy lạnh bằng cách dập cầu giao nhằm đảm bảo an toàn trước khi bắt đầu vệ sinh.

Ve-Sinh-May-Lanh-7

Bước 2: Bạn cần tháo quạt điều hòa và mở nắp từ dưới lên trên. Tiếp theo, dùng tuốc nơ vít để mở các vít trên nắp điều hòa phía trên bình ngưng và lắc bụi ra ngoài. Sau đó, phủ một lớp túi nilon bảo vệ máy lạnh và bắt đầu vệ sinh bên trong máy, bao gồm các cánh giỏ và bộ lọc.

Ve-Sinh-May-Lanh-8

Bước 3: Vệ sinh dàn nóng bằng cách tháo nắp trước của dàn nóng và rửa sạch bụi bẩn bằng vòi xịt nước. Tiếp theo, xịt nước vệ sinh máy lạnh để loại bỏ bụi bám trên cánh quạt và các ngóc ngách. Sau khi hoàn tất, dùng khăn mềm và khô lau sạch lại. Lưu ý không xịt nước trực tiếp vào khu vực bo mạch hay dây điện của máy để tránh hư hỏng.

Ve-Sinh-May-Lanh-9

Bước 4: Kiểm tra gas của máy lạnh bằng đồng hồ đo gas chuyên dụng. Nếu phát hiện máy hết gas hoặc có dấu hiệu rò rỉ, bạn cần liên hệ với kỹ thuật viên để xử lý.

Ve-Sinh-May-Lanh-10

Bước 5: Bạn lắp lại các bộ phận theo thứ tự ngược lại với khi tháo ra. Đối với dàn lạnh, cẩn thận không làm rách lưới lọc bụi khi lắp lại. Đảm bảo vỏ máy được siết chặt bằng tuốc nơ vít.

Ve-Sinh-May-Lanh-11

Bước 6: Cuối cùng, bật cầu dao và kiểm tra máy lạnh. Nếu máy hoạt động bình thường và không phát ra tiếng ồn hay hiện tượng bất thường, bạn có thể sử dụng máy lạnh lại như bình thường.

Ve-Sinh-May-Lanh-12

Một số lưu ý khi vệ sinh máy lạnh

Bạn không nên sử dụng nước với lực phun quá mạnh, đặc biệt là ở khu vực bảng mạch, vì nước có thể xâm nhập vào và gây hư hỏng bo mạch của máy lạnh. Theo đó, việc sử dụng vòi xịt với lực phun vừa phải và tránh phun trực tiếp vào các linh kiện điện tử.

Tiếp theo, sau khi vệ sinh xong, bạn nên nhanh chóng lắp đặt lại dàn lạnh. Việc để máy lạnh dưới ánh nắng mặt trời quá lâu có thể làm tăng nhiệt độ của các bộ phận, gây nguy cơ quá nhiệt và làm hỏng thiết bị. Lắp đặt dàn lạnh ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ máy.

Ve-Sinh-May-Lanh-13

Một điểm quan trọng không kém là kiểm tra đường ống và van. Việc kiểm tra các đường ống dẫn gas và van giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu rò rỉ hoặc hỏng hóc, tránh tình trạng quá nhiệt hoặc hỏng dây dẫn. Kiểm tra và bảo dưỡng các bộ phận này định kỳ để máy lạnh luôn hoạt động ổn định.

Nên tự vệ sinh máy lạnh hay thuê dịch vụ?

Nếu bạn có thời gian, sự kiên nhẫn và sẵn sàng tìm hiểu, việc tự vệ sinh điều hòa sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí dịch vụ và kiểm soát quy trình vệ sinh theo ý mình. Nếu bạn có sẵn các dụng cụ và tuân thủ đúng các bước vệ sinh, máy lạnh sẽ được làm sạch hiệu quả. Tuy nhiên, tự vệ sinh đòi hỏi bạn phải có kiến thức cơ bản về máy lạnh và khả năng thao tác chính xác. 

Ve-Sinh-May-Lanh-14

Ngược lại, thuê dịch vụ vệ sinh là lựa chọn tiện lợi hơn nếu bạn không có thời gian hoặc không tự tin vào khả năng của mình. Các dịch vụ chuyên nghiệp sẽ sử dụng thiết bị và dung dịch vệ sinh chuyên dụng, đảm bảo làm sạch sâu các bộ phận của máy lạnh mà bạn khó có thể thực hiện ở nhà. Ngoài ra, dịch vụ vệ sinh sẽ giúp kiểm tra các vấn đề tiềm ẩn như rò rỉ gas hay hỏng hóc linh kiện, giúp bạn phát hiện và khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, dịch vụ này chắc chắn sẽ tốn thêm chi phí phát sinh.

Kết luận

Như vậy, Hoàng Hà Mobile đã cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về thủ thuật vệ sinh máy lạnh đúng cách, cũng như gợi ý cho bạn lịch trình vệ sinh điều hòa hợp lý nhất theo nhiều tình huống khác nhau. Hy vọng nội dung trên sẽ mang đến cho bạn các thông tin hữu ích để sử dụng máy lạnh một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm:

  • Máy lạnh âm trần nối ống gió là gì? Có ưu điểm gì vượt trội?
  • Máy lạnh Casper có tốt không? Có nên mua không?