Cách làm chân giò nấu giả cầy kiểu miền Trung nhanh chóng


Chân giò nấu giả cầy không chỉ là món ăn nổi tiếng ở miền Bắc mà còn được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền. VietNamNet xin giới thiệu cách nấu giả cầy kiểu miền Trung.

1. Nguyên liệu làm chân giò nấu giả cầy kiểu miền Trung

Chân giò lợn: 500g

Riềng: 1 củ

Sả: 3 nhánh

Mật mía: 40ml

Mắm tôm: 1 muỗng canh

Mẻ đã lọc: 2 muỗng canh

Gia vị thông dụng: 1 ít

Ớt: 2 quả

Rau ăn kèm: rau húng quế, rau mùi… 

2. Cách làm chân giò nấu giả cầy miền Trung chuẩn vị

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Chân giò lợn đem đi thui cho thơm, vàng đều rồi cạo, xát muối, rửa lại cho sạch. Thịt chân giò thái miếng bằng bao diêm, còn móng giò chẻ đôi, chặt khúc vừa ăn.

Riềng cạo vỏ, rửa sạch, một nửa thái chỉ, một nửa giã nhỏ. Sả bóc vỏ ngoài, thái lát. Ớt rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ.

Rau ăn kèm rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Ướp thịt

Món Giả Cầy Được Biến Tấu Để Phù Hợp Khẩu Vị Từng Vùng Miền. Ảnh: Fptshop

Món giả cầy được biến tấu để phù hợp khẩu vị từng vùng miền. Ảnh: Fptshop

Cho chân giò lợn vào 1 chiếc âu lớn rồi thêm riềng, sả, mật mía, 2 muỗng canh mẻ, 1 muỗng canh mắm tôm cùng các gia vị thông thường như nước mắm, hạt nêm và ớt vào cùng, ướp trong vòng 50-60 phút.

Bước 3: Nấu chân giò giả cầy

Đặt nồi lên bếp và cho dầu ăn vào đun. Khi dầu nóng thì cho chân giò đã ướp vào nồi, đảo cho hơi săn mặt thịt, thêm nước vào cho ngập khoảng 2/3 thịt, ninh đến khi thịt vừa chín mềm.

Tiếp đó, vặn lửa nhỏ lại cho thịt ngấm đủ gia vị mà không bị chín nhũn. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành

Múc chân giò nấu giả cầy ra bát, thêm ớt trang trí lên trên cho đẹp.

Thưởng thức chân giò nấu giả cầy kèm với các loại rau thơm và bún tươi hoặc cơm nóng sẽ rất ngon.

3. Lưu ý khi làm chân giò nấu giả cầy

Để món chân giò nấu giả cầy thêm ngon, bạn nên chọn nguyên liệu chất lượng.

Nên mua chân giò trước vì thịt sẽ mỏng, mềm, ngọt và có nhiều gân hơn chân giò sau. Chân giò ngon thường sẽ săn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều, phần móng còn nguyên vẹn không bị long ra.

Nên mua những chiếc chân giò có màu hồng tươi, không có mùi hôi bất thường. Không mua chân giò ứ nước bên trong, có lớp màng bên ngoài, khi cắt thịt chảy dịch vàng và có các nốt sần màu trắng trên thịt, vì đây có thể là lợn bị bệnh sán gạo.

Nên mua riềng bánh tẻ thì ướp giả cầy sẽ ngon hơn. Bạn không nên mua riềng xay sẵn ngoài chợ vì chất lượng không đảm bảo.

Yêu cầu thành phẩm của món chân giò nấu giả cầy kiểu miền Trung là thịt giả cầy mềm mà không bở, có vị ngọt nhẹ từ mật mía, dậy mùi thơm của mắm tôm và mẻ cùng màu sắc đẹp mắt.

Hy vọng với cách làm chân giò nấu giả cầy miền Trung như trên, bạn sẽ có thêm một món ngon cho gia đình thưởng thức.

Chúc bạn thành công!

Cách Làm Chân Giò Nấu Giả Cầy Chuẩn Vị Miền Bắc

Cách làm chân giò nấu giả cầy chuẩn vị miền Bắc

Chân giò nấu giả cầy là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Hôm nay, VietNamNet giới thiệu cách làm chân giò nấu giả cầy chuẩn vị miền Bắc.

Bấm xem >>