Những thiếu nữ tay súng, tay cày giữ đất, giữ làng; những chuyến tàu vượt mưa bom, chở bao thế hệ sinh viên “gác bút nghiên ra trận”; những lá đơn viết bằng máu ở tuổi đôi mươi… Đó là những ký ức không thể nào quên được kể lại trong chương trình giao lưu “Hà Nội – Ý chí và niềm tin chiến thắng” diễn ra mới đây.
Do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức, sự kiện có sự xuất hiện của một số chứng nhân lịch sử – những người từng tham gia các phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ, phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên mà Hà Nội là cái nôi khởi nguồn.
Giữ được đập là giữ được Hà Nội
Xuất hiện tại chương trình, bà Đặng Thị Ty (nguyên Trung đội trưởng Trung đội Dân quân đập Phùng) mang trên ngực áo rất nhiều huy hiệu. Trong đó, Huy hiệu Chiến thắng 5-8 là kỷ vật đặc biệt thiêng liêng với người nữ dân quân này, gắn liền với chiến thắng đầu tiên của quân dân miền Bắc sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964, khi Mỹ bắt đầu dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc.

Bà Đặng Thị Ty đứng bên bức ảnh chụp mình chiến đấu tại đập Phùng năm 1972
“Thời ấy, đeo Huy hiệu Chiến thắng 5-8 đi Hà Nội, không phải mua vé xe, đứng xếp hàng đông cũng được nhường lên trước. Phải những người tham gia chiến đấu, có nhiều thành tích mới được huy hiệu này” – bà bộc bạch.
Bà Ty hồi tưởng về những năm tháng chiến đấu quên mình. Khi ấy, bà mới 19 tuổi, một cô gái vùng quê Đan Phượng, được chọn vào Trung đội Pháo cao xạ 12 ly 7, đơn vị duy nhất của huyện thời bấy giờ.
Trong hoàn cảnh thanh niên đi chiến đấu hết, phong trào Ba đảm đang lan rộng mạnh mẽ. Những người phụ nữ như bà Ty vừa cày ruộng, làm nông, vừa cầm súng tập ngắm, luyện bắn giữa tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời Thủ đô.

Dân quân Đặng Thị Ty (phải) trên trận địa bảo vệ đập Phùng năm 1972. Ảnh: Thái Ngọc Linh
Đầu năm 1965, khi đập Phùng trở thành 1 trong những mục tiêu chiến lược bị đe dọa đánh phá, 12 chị em phụ nữ tuổi 18 – 19 trong trung đội được giao nhiệm vụ trực chiến tại đập Phùng với khẩu pháo cao xạ 12 ly 7. Trong số đó, bà Ty – người vừa được kết nạp Đảng – được phân công làm nhiệm vụ trực chiến suốt ngày đêm.
“Chị em chúng tôi quyết tâm lắm! Ngày thì làm cỏ, cấy lúa, nuôi bèo hoa dâu, đêm thì đào mương tiêu và sẵn sàng chiến đấu” – bà kể lại- “Ban đầu tập bắn khó lắm! Súng 12 ly 7 nặng, lạ, mình còn bỡ ngỡ. Nhưng chúng tôi quyết tâm, vì đó là trận địa sống còn để bảo vệ Thủ đô”.
Nơi họ chốt giữ là đập Phùng – điểm phân lưu chiến lược của đê sông Hồng. Nếu đập bị đánh trúng, nước lũ sẽ tràn vào, đe dọa toàn bộ tuyến giao thông huyết mạch giữa Hà Nội và Sơn Tây – thời điểm ấy còn chưa có cầu Phùng. Họ hiểu, giữ được đập là giữ được Hà Nội.

Dân quân ngoại thành Hà Nội vừa sản xuất vừa chiến đấu năm 1972. Ảnh: Trung tâm lưu trữ quốc gia III
Tinh thần quyết chiến của những nữ dân quân đập Phùng không đến từ sự bột phát. Ngay từ năm tháng tuổi trẻ, những cô gái như bà Ty đã được hun đúc lý tưởng sống và niềm tin vào kháng chiến. Bà kể, mỗi dịp 2/9, bà lại cùng bạn bè rủ nhau đi bộ thành từng tốp hàng chục cây số xuống Hà Nội từ sáng hôm trước để nhận chỗ xem duyệt binh.
“Thấy đoàn các chị em phụ nữ mặc áo nâu, đội khăn mỏ quạ, đeo súng trường K44 đi qua, chúng tôi thấy kính phục lắm! Mấy chị em nhìn nhau, bảo sau này lớn lên, nhất định cũng phải cố gắng được như thế” – bà hồi tưởng.
“Thời đó, viết đơn bằng máu là cách phổ biến để thể hiện lòng yêu nước và sự tha thiết muốn tham gia chiến đấu” – ông Nguyễn Tài Triệu.
Những chuyến tàu “gác bút nghiên ra trận”
Cùng với những nữ dân quân đập Phùng, trong lòng Hà Nội còn có những người phụ nữ ngày đêm thầm lặng đồng hành cùng những đoàn tàu xuyên qua bom đạn ra trận. Họ không trực tiếp cầm súng, nhưng mỗi đêm hành quân trong đêm tối, rồi mỗi lần giơ cao đèn tín hiệu giữa bầu trời đầy máy bay địch là một lần họ đặt tính mạng giữa lằn ranh sống còn, để giữ cho mạch máu hậu phương – tiền tuyến không ngừng chảy.

Sản xuất và chiến đấu năm 1972 ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Trung tâm lưu trữ quốc gia III
Đó là câu chuyện của nữ trưởng tàu Nguyễn Thị Sang. Khi mới 20 tuổi, vừa tốt nghiệp Trường Giao thông vận tải Đường sắt đúng vào thời điểm cả nước sục sôi chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân 1968, bà được giao nhiệm vụ làm Trưởng tàu – phụ trách tổ tàu Ba đảm đang thuộc ngành Đường sắt Việt Nam, với 8 thành viên, tất cả đều là nữ. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo an toàn cho đoàn tàu quân sự từ Hà Nội hành quân vào Nam, chở theo bộ đội, khí tài chiến đấu và trên đường về tiếp nhận thương binh từ chiến trường chuyển ra Bắc điều trị.
“Tàu chiến thời ấy toàn chạy vào ban đêm. Không như bây giờ có điện sáng trưng, ngày đó chúng tôi chỉ dùng những đèn bão nhỏ nhoi để dò đường. Tất cả phải kín đáo, phải nhanh và phải cực kỳ cảnh giác để tránh máy bay địch” – bà Sang nhớ lại.
Tuyến đường phía Nam – qua cầu Hàm Rồng, ga Vinh, cầu Cấm – là những điểm nóng liên tục bị không quân Mỹ đánh phá. Với vai trò trưởng tàu, bà vừa điều phối công việc tổ tàu, vừa liên tục theo dõi diễn biến trên trời, sẵn sàng xử lý tình huống bất ngờ.

Bà Nguyễn Thị Sang (trái), nhà báo Tạ Bích Loan và bà Đặng Thị Ty tại chương trình “Hà Nội – Ý chí và niềm tin chiến thắng”
Trên tay chiếc đèn tín hiệu, kỷ vật giữ bên mình hơn 50 năm qua, bà kể: “Nếu có máy bay địch, tôi giơ đèn màu đỏ lên, quay tròn để ra hiệu dừng tàu khẩn cấp. Nếu chưa kịp dừng, tôi sẽ giật van hãm trên toa để dừng tàu, rồi tổ chức sơ tán chiến sĩ ra khỏi đoàn tàu. Khi báo yên, lại thổi còi, giơ đèn màu xanh, đưa người trở lại tàu để tiếp tục hành trình”.
Giữa những đoàn tàu thời chiến khẩn trương đó, có những chuyến đi đã trở thành ký ức không thể phai mờ với bà Sang. “Tôi nhớ nhất một chuyến tàu đặc biệt, 15 toa toàn sinh viên các trường đại học ở Hà Nội như: Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kinh tế Quốc dân… Có đồng chí mới năm nhất, có người sắp ra trường. Nhưng tất cả đều “gác lại bút nghiên”, nghe theo tiếng gọi của đất nước để lên đường vì miền Nam ruột thịt”.

Bộ đội và dân quân tự vệ đứng trên xác máy bay B52 bị bắn rơi ở Hà Tây, năm 1972. Ảnh: Trung tâm lưu trữ quốc gia III
Và lá đơn tình nguyện viết bằng máu
Ở một câu chuyện khác, Hà Nội – nơi phong trào Ba sẵn sàng lan rộng – đã chứng kiến không ít những thanh niên dù chưa thể lên đường, nhưng trái tim của họ đã ở nơi chiến trận từ lâu.
Ông Nguyễn Tài Triệu, khi ấy mới 16 tuổi, vừa rời ghế phổ thông cơ sở, là 1 trong những thanh niên như thế. Chưa đủ tuổi nhập ngũ, nhưng như nhiều bạn bè đồng trang lứa, ông vẫn quyết tâm bằng mọi cách để được ra trận.

Ông Nguyễn Tài Triệu (giữa) kể về những ký ức lịch sử của mình
“Năm 1965, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, không khí sục sôi lắm! Thanh niên các tỉnh, đặc biệt là Hà Nội, xuống đường mít tinh để biểu thị lòng căm thù giặc Mỹ và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước” – ông nhớ lại.
Trong bối cảnh đó, Thành đoàn Hà Nội phát động phong trào Ba sẵn sàng: Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu Tổ quốc cần. Hưởng ứng lời kêu gọi, từng đoàn, từng tốp thanh niên Thủ đô rầm rập chạy trên khắp các con phố, hô vang khẩu hiệu chống Mỹ, nêu cao tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam thời chiến.
“Chúng tôi hòa vào dòng người ấy. Nhưng lúc đó tôi mới 16 tuổi, mới học xong lớp 9, nên không được nhận vào quân đội. Không cam lòng, anh em chúng tôi rủ nhau viết đơn bằng máu để bày tỏ quyết tâm” – ông Triệu chia sẻ – “Thời điểm đó, viết đơn bằng máu là cách phổ biến để thể hiện lòng yêu nước và sự tha thiết muốn tham gia chiến đấu và ủng hộ phong trào của Đoàn Thanh niên”.
Sau này, ông Nguyễn Tài Triệu chính thức nhập ngũ, chiến đấu tại chiến trường miền Nam, từng bị thương nặng 2 chân, bị địch bắt và đày ra Phú Quốc. Suốt những năm tháng ấy trong ký ức ông, Hà Nội vẫn là nơi bắt đầu và hun đúc nên một thế hệ không chờ đến tuổi mới trưởng thành. Họ trưởng thành bằng chính niềm tin vào lý tưởng của thời đại mình sống.
Hành khúc của tuổi trẻ
Trong trí nhớ của người nữ trưởng tàu Nguyễn Thị Sang, những toa tàu ra mặt trận vẫn ngân vang những bài ca cách mạng như Hà Nội – Huế – Sài Gòn. Hòa cùng tiếng bánh sắt rít trên đường ray, đó như là một hành khúc của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, quyết tâm.
Lưu Diệc Phi 20 năm trước và dàn ‘thần tiên tỷ tỷ’ 2025 ai đẹp hơn?
Lợi thế của bất động sản khu Tây Hồ Tây
Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
[Hè rộn ràng – Thêm nhiều Deal may] Săn Deal Cực Chất Cùng Philips tại Phong Vũ
H’Hen Niê bật khóc khi nhắc đến hôn nhân ‘rất màu hồng’ bên ông xã nhiếp ảnh gia
Những lỗi chế biến hay gặp mà bạn nên biết
Hà Nội: Khai thác tài nguyên di sản để phát triển công nghiệp văn hóa
Hạ cholesterol và đường huyết chỉ bằng một đồ uống được khoa học chứng minh
MIXXINGBOLERO | GIẬN HỜN | QUANG HÙNG
Nhạc Không Lời Buổi Sáng Ai Nghe Cũng Thích | Hòa Tấu Rumba Guitar | Nhạc Cafe Buổi Sáng
Đột phá, iPhone sẽ có camera trước được ẩn hoàn toàn dưới màn hình?
Hình ảnh bất ngờ của Hồng Nhung sau điều trị ung thư
MU ghi 3 bàn trong 6 phút cuối, khẳng định ý chí ‘không bao giờ dừng lại’ dù… dở đến thế nào
Hiện tượng ‘đi làm vài tuần đã chán’
Âm nhạc thư giãn cùng tiếng mưa giảm stress và giúp tập trung đọc sách, làm việc
‘Bay tới từ tương lai’
CÓ, NHƯNG KHÔNG CÓ | QUANG HUNG MEDIA
chillcover | Ngày Mai Sẽ Khác | Quang Hùng
LỜI HƯA COVER quang hùng
29/06 Cuối Tuần Mở Ngay Nhạc Không Lời ĐỈNH CAO THƯ GIÃN ➤ Hòa Tấu Guitar Rumba Cổ Điển Ở Phòng Trà
NÃO CÁ VÀNG – Quang Hùng
8 outfit mang lại may mắn tài lộc cho chị em mệnh Thủy
Van Dijk từ tội đồ thành người hùng, Liverpool xây chắc ngôi đầu Ngoại hạng Anh
Miễn phí áo dài, Việt phục cổ cho người chụp ảnh dịp 30/4
ENG SUB【你是我的荣耀发布会 You Are My Glory Witness The Extraordinary Meeting】荣耀奇遇见证礼:全程回顾
Sự thật xúc động về mâm cơm chiến sỹ trong lễ giỗ của người miền Tây
Multi SUB【动作/武侠】《蛤蟆神功 Toad Morphology Kungfu》天蟾传人怒战邪主,血染江湖恩仇录 | Full Movie | 于声国
Ngày đoàn tụ sau 49 năm của ‘liệt sĩ’ chiến trường K
TOP NHỮNG BÀI HÁT NHẠC TRẺ XƯA 8X 9X HOT TIKTOK 2023
Âm Nhạc Thư Giản – Hoàng Hôn Thiên Nhiên -(VH Media) Giúp Bạn Giảm Stress & mệt mõi (soothing)
[ENG SUB]《特战行动 Operation Special Warfare》第09集——宁檬成功留在蓝电 秦观因为林奕被批评 (高伟光、胡冰卿)
Laptop AI: Từ công nghệ viễn tưởng đến xu hướng thực tế tại Việt Nam
ENG SUB【City of Streamer 流光之城】EP02 | Starring: Jing Tian, Xu Weizhou
5 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất Trung Quốc 1 năm qua
‘Cấm Airbnb, cơ hội để chuyên nghiệp hóa dịch vụ lưu trú’
Động thái cứng rắn của NSƯT, Đại tá Phạm Cường khi bị cho quảng cáo ‘lố’ viên uống xương khớp
dằm trong tim | MIXXING QUANG HÙNG
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
vivo tung ảnh X200 Ultra: Tiêu cự như máy ảnh, khẳng định tham vọng thay thế DSLR
MỞ NHẠC TO LÊN – MIXSET DEEP HOUSE & HOUSE LAK 2024 CỰC SANG – NHẠC TRẺ REMIX VIETDEEP 8X9X XỊN
DANG DỞ
Bộ trưởng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc
Pháp lý trong vụ việc MC Quyền Linh bị nhà sản xuất dọa khởi kiện
#CHILLCOVER | CĂN GÁC TRỐNG | QUANG HÙNG
Điều hòa thế hệ mới Panasonic bảo vệ sức khỏe gia đình ra sao
OPPO K13 ra mắt: Chip Snapdragon Gen 4, pin khủng 7000mAh cùng mức giá hợp lý
Từng bước tiến tới mục tiêu miễn viện phí cho toàn dân
Nhận định, soi tỷ lệ Inter Milan vs Bayern Munich 02h00 ngày 17/4, UEFA Champions League
Trưng bày các văn kiện hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc
ROG Zephyrus G16: Laptop Gaming AI 16 inch mỏng nhẹ mạnh nhất với RTX 50 Series chính thức ra mắt tại Việt Nam
Góc nhìn 365: Gắn kết văn hóa từ tên địa danh
MIXXINBEAT| Hẹn Yêu | QUANG HÙNG