Mỗi năm có hàng nghìn người tử vong do hen phế quản



Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 – 4.000 người tử vong do căn bệnh này.

Tại Hội thảo khoa học “Hưởng ứng Ngày Hen Thế giới năm 2025” với mục đích chia sẻ, trao đổi những kiến thức và những tiến bộ mới trong phòng ngừa và điều trị nhằm đưa ra các giải pháp quản lý hen phế quản tại Việt Nam, các chuyên gia đã cảnh báo về hệ luỵ của bệnh hen phế quản.

Theo đó, hen phế quản (hen) là một bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến, hiện đang ảnh hưởng đến hơn 300 triệu người trên toàn cầu. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 -4.000 người tử vong do căn bệnh này. Tuy nhiên, việc quản lý và dự phòng bệnh hen hiện còn gặp nhiều thách thức. Hen còn là bệnh lý nền khiến miễn dịch của cơ thể suy yếu và tạo điều kiện cho các loại virus tấn công, có thể kể đến như cúm hay virus Varicella Zoster (VZV), tác nhân gây ra bệnh zona thần kinh.

Bệnh nhân được bác sĩ khám tầm soát hen phế quản tại bệnh viện. (Ảnh: BVBM)

Bệnh nhân được bác sĩ khám tầm soát hen phế quản tại bệnh viện. (Ảnh: BVBM)

Theo PGS.TS.BS. Phan Thu Phương, Giám đốc Trung Tâm Hô Hấp – Bệnh viện Bạch Mai, điều trị hen không chỉ dùng thuốc mà phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó, chủ động kiểm soát tốt bệnh lý đóng vai trò quan trọng, như kiểm soát triệu chứng và các yếu tố nguy cơ thay đổi được, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, kiểm soát bệnh đồng mắc…

PGS.TS.BS. Lê Khắc Bảo, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược – TPHCM nhấn mạnh việc kiểm soát hen có thể được cải thiện bằng phương pháp cá thể hóa điều trị. Điều này đòi hỏi một chiến lược toàn diện, bao gồm: Đánh giá đặc điểm bệnh nhân, theo dõi tính tuân thủ, giáo dục nâng cao nhận thức cho bệnh nhân và cả đội ngũ y tế.

Bên cạnh việc điều trị, các chiến lược phòng ngừa đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát bệnh hen, giúp giảm các cơn hen cấp liên quan đến nhiễm trùng và duy trì chức năng phổi.

Kiểm soát bệnh hen, giúp giảm các cơn hen cấp liên quan đến nhiễm trùng và duy trì chức năng phổi.

Kiểm soát bệnh hen, giúp giảm các cơn hen cấp liên quan đến nhiễm trùng và duy trì chức năng phổi.

Theo TTND.GS.TS.BS. Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, việc quản lý tốt bệnh hen là vô cùng cần thiết, giúp kiểm soát các biến chứng và giảm tỉ lệ tử vong do hen gây ra. Hội Hô hấp đánh giá cao những nỗ lực hợp tác của các bên trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân hen, góp phần giảm gánh nặng lên hệ thống y tế.

Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính

Cơn hen suyễn có thể khởi phát một cách rầm rộ, đột ngột hoặc cũng có thể diễn tiến từ từ và sau sẽ nặng dần. Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản cấp tính là:

– Khó thở: Người bệnh thường bị ngợp, không thở được, không đủ hơi để thở. Khi khó thở nhiều, người bệnh còn có triệu chứng hốt hoảng, nói câu ngắn hoặc từng từ, toát vã mồ hôi,…

– Khò khè: Là tiếng rít đi kèm với nhịp thở, thường nghe thấy khi bệnh nhân hen suyễn thở ra. Đây là biểu hiện thường gặp nhất của cơn hen suyễn cấp tính.

– Ho: Thường đi kèm với triệu chứng khó thở, chủ yếu xảy ra vào thời điểm nửa đêm về sáng hoặc khi người bệnh làm việc gắng sức. Cũng có trường hợp người bệnh hen phế quản chỉ có triệu chứng ho nên việc chẩn đoán bệnh vì thế mà gặp nhiều khó khăn.

– Nặng ngực: Người bệnh có cảm giác như có vật nặng đè lên ngực. Đây cũng là một biểu hiện khác của tình trạng khó thở.

– Viêm tiểu phế quản cấp: kèm theo sốt, ho khạc đờm.

Nhiễm virus hợp bào hô hấp trong năm đầu đời có thể gây tăng nguy cơ bị bệnh hen ở trẻ

Nhiễm virus hợp bào hô hấp trong năm đầu đời có thể gây tăng nguy cơ bị bệnh hen ở trẻ

Trẻ em bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) trong năm đầu đời thì có nguy cơ mắc bệnh hen cao hơn trẻ không nhiễm virus hợp bào hô hấp. Đây là kết quả…

Bấm xem >>