Danh họa Bùi Trang Chước (21/5/1915-21/5/2025) là họa sĩ tài năng của nền hội họa, một bậc thầy trong nghệ thuật đồ họa Việt Nam. Cả cuộc đời nghệ thuật của mình, ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, mang giá trị sử dụng lớn, trong đó tiêu biểu là mẫu Quốc huy Việt Nam.
Kỳ tài của nghệ thuật hội họa
Họa sĩ Bùi Trang Chước tên thật là Nguyễn Văn Chước, sinh ngày 21/5/1915 tại thôn Phú Xá, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), thành phố Hà Nội.
Từ năm 1936-1941, ông học và tốt nghiệp xuất sắc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa 11. Ra trường, ông được mời về giảng dạy tại Trường Kiến trúc Đà Lạt. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, họa sĩ Bùi Trang Chước cùng gia đình chuyển ra Hà Nội và giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến, ông lên Việt Bắc theo cách mạng, giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Liên khu Việt Bắc.

Ngoài việc giảng dạy, họa sĩ Bùi Trang Chước dành nhiều thời gian sáng tác. Ông là một trong những họa sĩ Việt Nam đầu tiên vẽ mẫu tem thư (từ trước năm 1945), nên được xem là “ông tổ vẽ tem thư Việt Nam”. Sự sáng tạo hình mẫu với các họa tiết tinh vi và siêu nhỏ được ông vẽ bằng tay đã tạo nên sự độc đáo cho mỗi con tem sống mãi với thời gian. Đó là những bức tem thư Việt Nam dân chủ cộng hòa nối liền liên lạc và mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới; là những bộ tem nổi bật như: “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản đồ Việt Nam” (1951); “Chiến thắng Điện Biên Phủ” (1954); “Mạc Thị Bưởi” (1956); “Chùa Một Cột” (1957); “Thương binh Việt Nam” (1958); Bộ tem “Lăng Hùng Vương” (1960)… Đây là những bộ tem quý, có giá trị thẩm mỹ cao được vẽ công phu, tỉ mỉ, đạt đến trình độ “bậc thầy” của ngành đồ họa.
Một dấu ấn nổi bật khác họa sĩ Bùi Trang Chước là sáng tác các mẫu huân, huy chương, ghi nhận những chiến công rực rỡ, những thành quả lao động đáng tự hào với mỗi tập thể, cá nhân được trao tặng, như: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Kháng chiến… Ông cũng là tác giả của các loại huy hiệu, trong đó có Huy hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ cho chuyến bay vào vũ trụ của Việt Nam-Liên Xô năm 1980 mà anh hùng Phạm Tuân đã mang lên vũ trụ. Ông cũng là người vẽ biểu tượng của Tổng công đoàn Việt Nam, nay là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, biểu tượng kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ… Đặc biệt, bố cục mặt tiền Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là thiết kế của ông. Các mẫu này sẽ mãi mãi trường tồn cùng đất nước.

Mẫu Quốc huy của danh họa Bùi Trang Chước, tư liệu gia đình của danh họa.
Một đóng góp lớn nữa của họa sĩ Bùi Trang Chước là sáng tác các mẫu tiền đồng cho ngành ngân hàng Việt Nam và Nhà nước Lào. Từ năm 1951, ông được điều về Nhà in Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đảm trách nhiệm vụ vẽ tiền và làm giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội cho đến lúc nghỉ hưu năm 1976 (trừ một số thời gian ông đi biệt phái thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt của cách mạng). Do tính chất công việc, ông thường giữ bí mật với cả vợ, con. Cả đời ông sống âm thầm, lặng lẽ với cây bút vẽ.
Ông còn có nhiều tác phẩm hội họa để đời như tranh bột màu và tranh lụa “Thiếu nữ”; các tranh sơn khắc phong cảnh thiên nhiên như “Vịnh Hạ Long”, “Chùa Thầy” và phong cảnh “công nghiệp” như: “Khu gang thép Thái Nguyên”; “Thủy điện Thác Bà”; “Phong cảnh chùa Thầy”… Những tác phẩm này hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam.
“Tôi vẽ mẫu Quốc huy”
Cùng với Quốc ca, Quốc kỳ, Quốc huy Việt Nam là một trong những biểu tượng thiêng liêng, tự hào thể hiện đầy đủ và súc tích về đất nước và con người Việt Nam, về cội nguồn, ý chí và về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam. Quá trình hình thành, ra đời của Quốc huy Việt Nam là câu chuyện đặc biệt gắn liền với lịch sử đất nước và hành trình đấu tranh, bảo vệ dân tộc, đồng thời cũng là câu chuyện đầy thú vị, gắn với cuộc đời, sự nghiệp của người họa sĩ tài ba Bùi Trang Chước.

Tổng Bí thư Tô Lâm xem các tác phẩm hội họa tại nhà cố họa sĩ Bùi Trang Chước. Ảnh: TTXVN
Việc sáng tác Quốc huy Việt Nam được tiến hành vào những năm 1950 khi nước ta mở rộng quan hệ với các nước, khẳng định chủ quyền dân tộc thông qua hoạt động ngoại giao. Ngày 28/1/1951, Bộ Ngoại giao có công văn gửi Ban Thường trực Quốc hội về việc sáng tác Quốc huy. Ngay sau đó, cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy được phát động và thu hút đông đảo họa sĩ trong cả nước tham gia. Trong số các bản vẽ tham dự cuộc thi sáng tác, 15 bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước được chọn, trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10/1954.
Trong bản Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” viết ngày 26/4/1985, họa sĩ Bùi Trang Chước đã kể về hành trình sáng tạo mẫu Quốc huy của mình. Theo đó, ông đã vẽ 112 bản phác thảo mẫu (gồm 57 bản chì và 55 bản màu) từ năm 1953-1955. Họa sĩ viết: “Năm 1953, nhân dịp Nhà in Bộ Tài chính biệt phái tôi một thời gian để vẽ mẫu Bằng và Huân chương cho Chính phủ, đồng chí Trịnh Xuân Côn, Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng phụ trách bộ phận Huân chương, đã đưa cho tôi một số mẫu Quốc huy của các nước xã hội chủ nghĩa làm tài liệu tham khảo để tôi phác thảo mẫu Quốc huy của ta.
Qua nghiên cứu Quốc huy của bạn, đều dùng những bông lúa hoặc liềm, búa hay bánh xe để tượng trưng cho công-nông nghiệp. Về nội dung bên trong dùng hình tượng mang đặc điểm của đất nước, dân tộc mình. Dựa trên những gợi ý đó, tôi phác thảo một số mẫu về hình dáng khác nhau, cũng dùng những bông lúa Việt Nam và cái đe hoặc bánh xe, tượng trưng cho công-nông nghiệp. Về nội dung bên trong, tôi dùng hình tượng cây tre hoặc con trâu. Song thấy cây tre, con trâu ở một số nước Á đông khác cũng có, tôi lại dùng địa danh lịch sử, như: Đền Hùng, Gò Đống Đa, Ô Quan Chưởng hoặc Khuê Văn Các, Chùa Một Cột, Tháp Rùa… Nhưng tôi thấy các phác thảo đó về hình dáng còn rắc rối, cầu kỳ và nội dung cũng chưa được ổn…
Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam cuối cùng của tôi hồi đó là trình bày theo hình tròn, hai bên chung quanh là các bông lúa Việt Nam, có mấy bông rủ vào bên trong ôm cái đe ở giữa phía dưới, tượng trưng cho công-nông nghiệp, dưới đe là dải lụa sau này có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai đầu dải lụa quấn hai bên bông lúa từ dưới lên mỗi bên hai đoạn.
Ở giữa phía trên trong nền là ngôi sao vàng trên nền đỏ. Dưới ngôi sao gần giữa trung tâm nền là vòng cung mặt trời, có tia chiếu sáng chung quanh, gợi nên hình ảnh của buổi bình minh.
Toàn bộ Quốc huy tôi dùng hai màu vàng và đỏ. Khi thực hiện sơn mài là sơn son thếp vàng, màu cổ truyền hoành phi câu đối của ta hay dùng.
Các mẫu này sau đó được trình Bác Hồ, Bác chọn góp ý: Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại”…
Sau khi chỉnh sửa theo góp ý của Bác Hồ, trong Di bút của mình, họa sĩ Bùi Trang Chước viết: “Mẫu Quốc huy lần này tôi cũng vẽ hình tròn, chung quanh hai bên có thêm những bông lúa kéo dài lên trên tiếp giáp với nhau ở đỉnh trục đường vòng tròn, hai bên vẫn giữ những bông lúa rủ xuống vào trong ôm lấy bánh xe thay cho cái đe, ở phía dưới, dải lụa ở giữa có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai đầu dải lụa vẫn quấn lên các bông lúa mỗi bên hai đoạn, gốc các bông lúa bắt chéo nhau tạo thành đế Quốc huy thót hai đầu cho gọn.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Bí Thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng các con của cố họa sĩ Bùi Trang Chước xem lại các tác phẩm hội họa của ông. Ảnh: TTXVN
Phía bên trong nền là ngôi sao, dưới ngôi sao để trống cho thoáng, không có mặt trời và tia chiếu sáng chung quanh. Về màu sắc, riêng nền bên trong Quốc huy và giải lụa là màu đỏ, còn các hoạ tiết khác, như: các bông lúa, ngôi sao và bánh xe đều là màu vàng”…
Mẫu Quốc huy sau khi chỉnh sửa đã được Trung ương duyệt và có ý kiến chỉ đạo chỉnh sửa một số chi tiết nhỏ. Nhưng khi đó, họa sĩ Bùi Trang Chước nhận nhiệm vụ tuyệt mật của Chính phủ là vẽ và in tiền, do vậy, việc chỉnh sửa một vài chi tiết này đã được giao cho họa sĩ Trần Văn Cẩn thực hiện.
Đến ngày 14/1/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 254-SL về việc ban bố mẫu Quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Kèm theo đó là Phụ lục số 1 và 2 in mẫu vẽ Quốc huy có tô màu vàng kim nhũ và Quốc huy không tô màu.
Sau khi đất nước thống nhất, ngày 2/7/1976, Quốc hội khóa VI quyết định chọn Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mẫu Quốc huy được sửa đổi phần Quốc hiệu: dải lụa mềm phía dưới mang dòng chữ in hoa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiến pháp năm 2013 mô tả Quốc huy tại khoản 2 Điều 13 như sau: “Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Với giá trị và ý nghĩa to lớn, năm 2021, Bộ sưu tập bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của danh họa Bùi Trang Chước được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia. Bộ sưu tập hiện lưu giữ tại Trung tâm Lữu trữ quốc gia, Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước.
Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 6) với các tác phẩm: thiết kế mẫu Quốc huy Việt Nam, thiết kế mẫu “Huân chương” – Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động và tác phẩm “Khu gang thép Thái Nguyên”.
Họa sĩ Bùi Trang Chước cũng được Trung tâm tiểu sử quốc tế Cambridge của Liên hiệp Vương quốc Anh vinh danh vì sự nghiệp cống hiến của ông trong hội họa; có tên trong danh sách “Danh nhân quốc tế” của tổ chức Who’s Who (Ai là Ai) xuất bản lần thứ 13 (năm 1999) và trong danh sách “Những người xuất chúng vì quốc tế” xuất bản lần thứ 7 (năm 1998).
Năm 1992, họa sĩ Bùi Trang Chước yên nghỉ trên quê hương Phú Thượng, Hà Nội. Cạnh đó là con phố yên bình mang tên ông.
Cả cuộc đời danh họa Bùi Trang Chước là một hành trình sáng tạo không mệt mỏi, không màng đến lợi danh, là biểu tượng cho sự dâng hiến hết mình của người nghệ sĩ. Họa sĩ Lê Lam khi nhận định về thầy của mình đã nói: “Nghệ thuật của họa sĩ Bùi Trang Chước là sự kết tinh một cách tài tình biệt tài của họa sĩ với lòng yêu nước sâu sắc mang đậm bản sắc Việt Nam”.
Với những đóng góp và công lao cho đất nước và nền nghệ thuật nước nhà, họa sĩ Bùi Trang Chước đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhất của Nhà nước ta và Huân chương cao quý của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Hưng Yên sẽ có thêm khu công nghiệp gần 260 ha
Th5
Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm
Th5
CHILL COVER | SÀI GÒN LẠI MƯA RỒI | QUANG HÙNG
Th4
Đòi ly hôn chồng vì tin lời ChatGPT
Th5
SẦU TÍM THIỆP HÔNG LOAN PHẠM
Th4
Chiều Nay không có mưa bay #CHILLCOVER
Th4
这状态谁敢信元秋已经74岁?《重见天日 / Second Life》#shorts #元秋 #伍允龙
Th5
#鸟鸟 我和租房中介的关系有点暧昧了 #脱口秀大会
Th5
Hỗ trợ tăng sức khỏe cho gan bằng những cặp thực phẩm dễ tìm
Th5
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cần đi bộ bao nhiêu để giảm cân?
Th5
Xiaoyao, don’t marry him #长相思第二季 #LostYouForeverS2 #杨紫 #YangZi
Th5
纯享 | 鸟鸟的文本太强了!北大女硕士也逃不过外貌偏见,人不能要一头没一头【脱口秀大会S4 ROCK&ROAST】
Th5
|#chillcover | Luật Cho Người Thay Thế | quang hùng
Th4
#CHILLCOVER | BỖNG DƯNG MUỐN KHÓC | QUANG HÙNG
Th4
CHILL COVER QUANG HÙNG| chi la khong
Th4
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là Hồ Chí Minh”
Th5
Trúng số sau 16h30 chiều nay (19/5/2025), 3 con giáp kiếm tiền mệt nghỉ, vận may liên tiếp, sự nghiệp nhảy vọt đầy ngoạn mục
Th5
MIXXINGGHITA | BỤI BAY VÀO MẮT | QUANG HÙNG
Th4
Concert Anh Trai Say Hi tại Mỹ đắt gấp 4 lần concert BTS và BLACKPINK, bị chê ‘ảo giá’ nhưng lượng bán gây bất ngờ
Th5
Mẹ biển – Tập 40: Đại quyết định rời đảo về với con trai
Th5
Scheming Xiao Qiao: I want him to marry me willingly#ThePrisonerOfBeauty #折腰 #shorts
Th5
Samsung phủ sóng AI lên mọi thiết bị gia dụng, tham vọng cùng người dùng khởi nhịp sống mới
Th5
Lập trình viên tài năng hồi sinh “kẹp giấy Clippy” dưới dạng một hệ thống chatbot AI
Th5
3 giải pháp tài chính để miễn viện phí cho người dân
Th5
#CHILLCOVER | cứ thế mong chờ | QUANG HÙNG
Th4
HUAWEI Nova 14 Ultra lộ diện thiết kế và tùy chọn màu sắc trước ngày ra mắt 19/5
Th5
Mixxing Quang hùng | Có Như Không Có | #CHILLCOVER |
Th4
Câu được cá chép khổng lồ, nam du khách vui hơn trúng số
Th5
Hoa hậu Ý Nhi chia tay bạn trai?
Th5
F-35 không tàng hình trước radar Houthi
Th5
CÓ AI THƯƠNG EM NHƯ ANH | KARAOKE TOEN NAM
Th4
Nghị lực sống của cô bé ung thư xương
Th5
#呼兰 炒股裤衩都赔没了!自我安慰的话太好笑! #脱口秀大会
Th5
Vietcombank có thông báo quan trọng cho khách hàng
Th5
Năm ngoái Xiaomi ra mắt điện thoại màn 5 inch, cấu hình yếu, không camera trước nhưng vẫn bán được, ở Việt Nam giá chỉ 2,7 triệu
Th5
Nấu cơm bị sống, nhão… đừng vội vứt đi, áp dụng mẹo này cơm lại ngon như thường
Th5
Mỹ nhân khiến Taylor Swift suy sụp
Th5
mixxing | Đau Ở Đây Này …. | Quang Hùng
Th5
Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tiết lộ bí quyết để tăng bản lĩnh của quý ông
Th5
Món ngon được 145 nghiên cứu xác nhận là “khắc tinh” của huyết áp cao
Th5
Đánh giá nhanh JBL PartyBox Encore 2: Loa “Karaoke” tích hợp AI
Th5
iPhone 16 Pro đang giảm giá, nên mua hay chờ iPhone 17 Pro?
Th5
CHỈ LÀ KHÔNG CÙNG NHAU COVER QUANG HÙNG | #CHILLCOVER
Th4
#CHILLCOVER | VÌ YÊU LÀ NHỚ | QUANG HÙNG
Th4
#毛雪汪 #杨笠 #赵晓卉 谈发错群的社死瞬间!#毛雪汪 #毛不易 #李雪琴 #综艺
Th5
Ai cũng dùng miễn phí nhưng Google Maps vẫn kiếm tiền như nước suốt 20 năm, bất ngờ với sự thật phía sau
Th5
Tin chuyển nhượng ngày 19/5: MU ra giá 54 triệu bảng cho sao Brentford; Chelsea và Liverpool tranh tiền đạo Leipzig
Th5
Ăn gì hôm nay cho gia đình 4 người? Gợi ý mâm cơm mùa hè vừa dễ nấu lại tiết kiệm thời gian
Th5
HẸN YÊU(anh nợ em một câu yêu thương cho mai này) QUANG HÙNG
Th4
Đập Vỡ Cây Đàn Qung Hùng Bolero edit mix
Th4
¡El Hueso Supremo absorbe el nirvana divino y renace!| Perfect World Episódio| WeTV
Th5
¡Oscar volvió con fuerza después de su experiencia!🔥 | Continente Douluo (Soul Land) | WeTV
Th5
‘135 chuyện kể về Bác Hồ’: Chân dung vị lãnh tụ qua lời kể chân thực của các nhân chứng lịch sử
Th5
‘Ái nữ đắt giá nhất showbiz’, hưởng cuộc sống xa hoa từ thuở mới lọt lòng
Th5