Tôi 33 tuổi, cũng có gia đình rồi, một vợ một con. Chúng tôi yêu nhau 5 năm và cưới được 2 năm, tổng cộng là hơn 7 năm bên nhau. Quan điểm của tôi để gia đình êm ấm thì đơn giản thế này thôi:

1. Về ở cùng ông bà ngoại

Người ngoài nhìn vào thì gọi là ở rể đấy, nhưng quan điểm của tôi là phần lớn phụ nữ đều thích được mẹ ruột chăm nom hơn. Kể cả là mẹ chồng có tốt, có hiền thế nào thì ở với mẹ ruột vẫn thoải mái hơn nhiều. Thế nên tôi chọn phương án cho vợ thoải mái nhất. 

Ở rể hay ở đâu chẳng quan trọng, miễn là cả ngày vợ chồng con cái cười phớ lớ với nhau chẳng tốt hơn à?

Ở rể, tiền bạc, tài sản để vợ và bố mẹ vợ giữ: Choáng với quan điểm 'khác lạ' của anh chàng 33 tuổi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

2. Tiền bạc cứ để vợ giữ

Về tiền bạc thì đơn giản, một người giữ thôi. Tôi để vợ giữ tiền. Trước khi lấy vợ, tôi tích lũy được 800 triệu đồng. Một phần tôi dùng mua ô tô, một phần để đầu tư. 

Thu nhập một tháng của tôi khoảng 25-30 triệu đồng. Lương vợ tôi được 5 triệu đồng, ngoài ra vợ có bán hàng online nhưng tôi không rõ thu nhập thế nào. Tôi hỏi mấy lần mà vợ không nói, thôi kệ, biết đâu một ngày đẹp trời, vợ lại đưa ra cái sổ tiết kiệm mấy tỷ rồi bảo đó là tiền bán hàng thì sao (ai mà chẳng có ước mơ!). 

Đầu tháng, tôi giữ lại 5 triệu để chi tiêu linh tinh, phục vụ công việc và các mối quan hệ xã hội thôi, còn lại đưa vợ hết. Nếu thiếu thì bảo vợ chuyển thêm, hoặc tiền từ “trên trời rơi xuống” (vì tôi làm tự do).

3. Vợ giữ tiền nhưng tôi có quyền được chi tiêu hợp lý

Mặc dù vợ giữ tiền, nhưng nếu tôi cần tiền thì chỉ cần nói, vợ sẽ đưa. Đây là nguyên tắc bắt buộc phải đưa, vợ chỉ có thể góp ý là nên chi bao nhiêu chứ không được từ chối. Tất nhiên, những việc tôi cần tiền sẽ là để biếu ông bà hai bên, mua sắm cho gia đình, đầu tư, mua đất đai… nói chung là những khoản chi mà tôi thấy hợp lý.

4. Tài sản chung cứ để ông bà ngoại giữ

Hai vợ chồng có cuốn sổ đỏ, giấy đăng ký kết hôn, ít vàng cưới thì cũng nhờ ông bà ngoại cất két cho. Chẳng ai giữ tiền bằng bố mẹ, bố mẹ luôn tiết kiệm vì con vì cháu mà.

5. Sự tin tưởng mang lại sự an tâm

Vì vợ con hiện tại có ông bà ngoại hỗ trợ chăm nom rồi, tài chính tôi cũng đưa vợ giữ, nên vợ cũng thoải mái để tôi đi làm xa. Và tôi cũng yên tâm đi xa không phải lo lắng gì ở nhà. Cả nhà đều vui vẻ, thoải mái.

Đến thời điểm hiện tại, tôi có trong tay 4 tờ giấy: 1 tờ đăng ký kết hôn, 1 tờ khai sinh của con, 1 tờ đăng ký ô tô, 1 tờ bìa đỏ (vẫn còn nợ, mua được là do hai bên ông bà góp hai phần, còn một phần đi vay). Ngoài ra, tôi còn có một khoản đầu tư có thu nhập thụ động. Sắp tới tôi cũng lại đi vay tiếp để đầu tư, vợ tôi cũng không can ngăn gì cả. Cùng lắm là bán đất, bán xe trả nợ thôi, ban đầu tôi cũng ra đời với hai bàn tay trắng mà.

Nhiều anh cứ nghĩ sợ vợ hay sợ nhà vợ thế này thế kia. Nếu chẳng may vớ phải vợ/nhà vợ không ra gì, thì thứ nhất, cứ xem đấy là cái “duyên nợ” mình phải trả cho họ. Thứ hai, đấy là do mình kém, không biết chọn vợ mà cưới. Cùng lắm thì bắt đầu lại từ đầu thôi, đàn ông phải tự tin vào bản thân sẽ thành công chứ. 

Thành công là cả trong sự nghiệp lẫn trong gia đình, không phải quá giàu có nhưng công việc có, thu nhập ổn định, gia đình vui vẻ hạnh phúc, thế là hơn khối người ngoài kia rồi!

Chuyện đời éo le của một người chồng ở rểBan đầu, tôi nghĩ về ở rể thì mẹ vợ sẽ giúp đỡ ít nhiều trong việc chăm cháu, nhưng sự thật không như mong đợi.
Theo Gia đình và xã hội