Chuyện là nhà chồng tôi có bốn anh em trai. Chồng tôi là con thứ hai. Anh cả vẫn ở quê, chăm sóc bố mẹ, làm ăn buôn bán khá giả, không cần ai chu cấp. Anh em lâu nay vẫn quý mến nhau, thi thoảng hỗ trợ qua lại.

Chồng tôi và tôi thì ở thành phố. Sau mấy năm chắt chiu dành dụm, chúng tôi mới mua được căn hộ nhỏ nhưng khang trang, coi như thành quả đáng tự hào nhất từ ngày cưới đến giờ. Cũng thật may, tôi vừa sinh bé đầu lòng thì  tổ ấm càng trọn vẹn.

Mọi thứ êm ấm cho tới khi chồng tôi nhận được cuộc gọi từ anh cả. Anh ấy nhờ vợ chồng tôi cho con trai anh chị lên thành phố ở nhờ một thời gian.

Cháu mới ra trường, được nhận thực tập ở công ty lớn ngay gần nhà tôi. Nhưng lương thực tập ít ỏi, lại chưa tìm được chỗ trọ ổn. Anh chị ở quê thì lo con lần đầu lên thành phố đi làm, sợ nó bỡ ngỡ. Anh chị nói cũng ngại gửi gắm nhưng nghĩ chỉ có nhà vợ chồng tôi là tin cậy nhất.

Tôi nghe vậy, thú thật ban đầu cũng phân vân. Nhà tôi còn con nhỏ, mình thì đi làm, ai cũng mệt, ngại phiền hà. Nhưng chồng tôi nói:

“Nó là cháu ruột, đi làm bước đầu nhiều bỡ ngỡ, cho ở nhờ một thời gian cũng có sao đâu. Má anh mà biết chắc cũng khen em rộng bụng.”

Nghe vậy tôi xuôi lòng. Phòng trống vẫn còn, giường tủ sạch sẽ. Tôi tự trấn an: “Cháu trai lớn rồi, tự lập được, chắc không phiền phức gì.”

Cho cháu chồng lên ở nhờ để đi làm vừa mở cửa phòng cháu ở ra tôi đã phát hoảng
Ảnh minh họa

Ấy thế mà chỉ vài tuần sau tôi đã hối hận.

Cháu nó tính nết luộm thuộm vô cùng. Quần áo mặc xong vứt khắp nơi. Phòng riêng của nó nồng mùi mồ hôi đến mức tôi mở cửa là nhăn mặt. Tôi nhắc nhẹ một lần, hai lần, đến lần ba thì phải gắt.

Chồng tôi cũng bực mình:

Mày lớn đầu rồi mà sao bẩn thế. Tắm rửa giặt giũ cho sạch sẽ giùm cái.”

Chưa kể, sau này chồng tôi mới phát hiện cháu bị bệnh da liễu nhẹ. Nó chỉ tâm sự riêng với chú. Khi chồng kể lại tôi tá hỏa. Nhà có con nhỏ, tôi sợ lây lắm. Tôi dặn luôn trong bữa cơm:

“Cô nói để cháu nhớ. Quần áo cháu phải giặt riêng. Máy giặt chung không được bỏ vô. Mình giữ vệ sinh cho mọi người.”

Nói rõ ràng như vậy mà nó vẫn xị mặt. Tôi thầm nghĩ thôi kệ, nhắc thế rồi nó tự biết.

Không ngờ mấy hôm sau chị dâu gọi điện cho tôi, giọng sẵng sàng:

“Em nói thật, chị tin tưởng lắm mới dám gửi nó cho vợ chồng em. Có gì đâu mà nặng nhẹ? Nó cũng có tự trọng chứ. Chuyện bệnh da liễu thì nhẹ hều thôi, đi khám là hết. Sao mà em làm như nó hủi vậy?”

Tôi cầm máy mà run tay. Tôi nặng nhẹ hồi nào? Tôi chỉ nói giữ vệ sinh. Từ lúc nó ở đây, điện nước tăng vọt, cơm nước thêm phần, tôi vẫn vui vẻ lo lắng. Thế mà giờ mang ơn thành oán.

Chồng tôi nghe xong cũng bực nhưng chỉ bảo:

“Thôi em ạ, anh em máu mủ. Nhịn đi.”

Tôi ức lắm. Tôi hiểu lòng chồng, nhưng bảo tôi giả lả vui vẻ như không có chuyện gì thì chịu. Mỗi ngày nhìn nó lượn qua lượn lại trong nhà mà tôi thấy nặng lòng.

Tôi cũng mong ai đọc được hãy cho tôi lời khuyên: Phải làm sao để vừa giữ tình nghĩa anh em mà vẫn bảo vệ được sự bình yên trong chính ngôi nhà mình?

Giúp mẹ chồng che giấu bí mật, 3 năm sau, nàng dâu trả giá đắtSau nhiều năm làm dâu tôi mới hiểu, cái gọi là “gia giáo” ở nhà chồng chỉ là một lớp vỏ được tô son trát phấn kỹ càng nhằm che đậy những điều xấu xí bên trong.

Theo Thương Trường