Dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Đảng bộ và ngành Ngoại giao

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững Việt Nam kêu gọi triển khai hợp tác Mê Kông – Nhật Bản theo tư duy mới, sáng tạo và thích ứng Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 với sự tham dự của 300 đảng viên tiêu biểu, đại diện cho trí tuệ, phẩm chất và ý chí của gần 12.000 đảng viên trong Đảng bộ Bộ Ngoại giao.

Dấu Mốc Quan Trọng Trong Lịch Sử Của Đảng Bộ Và Ngành Ngoại Giao
Các đại biểu tham dự Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I.

Nhìn lại nhiệm kỳ 2020 – 2025, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, tình hình quốc tế trải qua những biến động lớn, sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp hơn, bên cạnh cơ hội, thuận lợi lớn, có nhiều khó khăn, thách thức mới gay gắt hơn, tác động mạnh mẽ và nhiều chiều đến an ninh, phát triển của đất nước và công tác của Đảng bộ Bộ Ngoại giao.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, Đảng bộ Bộ Ngoại giao quán triệt sâu sắc, bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phát huy truyền thống vẻ vang của ngoại giao cách mạng Việt Nam, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, triển khai đồng bộ, hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng Đảng, xây dựng ngành Ngoại giao, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, đóng góp vào thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của công tác đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo nền tảng vững chắc để Đảng bộ cùng các cấp, các ngành chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nổi bật là, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt sâu rộng, đẩy mạnh cụ thể hóa đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng thành các chủ trương, chiến lược, định hướng, chính sách quan trọng về đối ngoại; triển khai toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các hoạt động đối ngoại trên tất cả các kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân; mở rộng, nâng tầm, nâng cấp và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống; nâng tầm đối ngoại đa phương, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; trên cơ sở đó, đã kiến tạo và củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng ngành Ngoại giao đạt kết quả toàn diện. Phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc được đổi mới mạnh mẽ; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên các cấp ngày càng nâng cao; bảo vệ chính trị nội bộ, kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được tăng cường.

Đặc biệt, Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc hợp nhất với Đảng ủy Ngoài nước, Ban Đối ngoại Trung ương, tiếp nhận một phần chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, thực hiện quyết liệt, hiệu quả chủ trương tinh gọn bộ máy, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và thông suốt.

Dấu Mốc Quan Trọng Trong Lịch Sử Của Đảng Bộ Và Ngành Ngoại Giao
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Đại hội.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, thực hiện Chỉ thị số 45 ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Kế hoạch 07 của Đảng ủy Chính phủ, bên cạnh việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và của cả nhiệm kỳ 2020 – 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã nỗ lực với quyết tâm cao lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị, hoàn thành tổ chức đại hội của hơn 500 tổ chức Đảng ngoài nước và 27 tổ chức Đảng trong nước. Công tác nhân sự, văn kiện trình Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, chặt chẽ, đúng quy định, bảo đảm chất lượng và tiến độ đúng kế hoạch đã đề ra.

Trên cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 và đúc kết các bài học kinh nghiệm, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I sẽ thảo luận, xác định phương hướng, mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp đột phá về thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Bộ Ngoại giao trong tình hình mới nhằm bảo đảm triển khai đồng bộ, hiệu quả đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, xây dựng Đảng bộ và ngành Ngoại giao vững mạnh toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp.

Đại hội cũng kiểm điểm sâu sắc, toàn diện kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Ngoại giao trong nhiệm kỳ vừa qua; đánh giá khách quan nguyên nhân và bài học trong lãnh đạo, chỉ đạo, từ đó đề ra biện pháp phát huy thành tựu đã đạt được, khắc phục các tồn tại, hạn chế để nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo Đảng bộ Bộ Ngoại giao hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới.

Bên cạnh đó, Đại hội tiếp tục phát huy trí tuệ để đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và văn kiện Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. “Đặc biệt, Đại hội sẽ lĩnh hội, tiếp thu các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính để hoàn thiện các văn kiện, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội nhằm thực hiện thắng lợi các trọng trách, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước tin cậy giao cho Đảng bộ Bộ Ngoại giao”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Dấu Mốc Quan Trọng Trong Lịch Sử Của Đảng Bộ Và Ngành Ngoại Giao
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I.

Khẳng định Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I là Đại hội mở ra giai đoạn phát triển mới của Đảng bộ Bộ Ngoại giao, một dấu mốc đặc biệt quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển của Đảng bộ và ngành Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết thêm, Đại hội diễn ra vào thời điểm Đảng bộ và chính quyền trong ngành Ngoại giao đang hướng đến kỷ niệm 80 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao và 80 năm Quốc khánh 2/9.

“Với niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của dân tộc trong kỷ nguyên vươn mình, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với chủ đề và phương châm “Đoàn kết – Đổi mới – Đột phá – Trách nhiệm – Kỷ cương”, toàn thể Đảng bộ Bộ Ngoại giao đoàn kết một lòng, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát huy truyền thống vẻ vang và vai trò tiên phong, trọng yếu, thường xuyên của đối ngoại, quyết tâm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, xây dựng Đảng bộ và ngành Ngoại giao vững mạnh toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp, đóng góp xứng đáng vào thực hiện thắng lợi tầm nhìn, mục tiêu 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Để lại một bình luận