Chiều 25/7, Báo Người Lao Động tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (28/7/1975 – 28/7/2025).

Nhìn lại chặng đường đã qua, Tổng Biên tập Tô Đình Tuân cho biết tiền thân của Báo Người Lao Động là Báo Công Nhân Giải Phóng, một ấn phẩm của tổ chức Công đoàn TPHCM. Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, tờ báo đã trở thành cơ quan báo chí có tầm vóc, vị thế vững chắc trong nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.

“Chúng tôi không quên những gian nan buổi đầu, khi tòa soạn chỉ có vài người, trang in còn lem nhem, tin bài gói gọn trong vài cột chữ đen trắng. Nhưng chính trong những ngày tháng ấy, tinh thần ‘người lao động’ đã được định hình,” nhà báo Tô Đình Tuân chia sẻ.

W-kỷ niệm 50 năm.jpg
Tập thể người làm báo của Báo Người Lao Động tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập. Ảnh: Anh Phương

Theo Tổng Biên tập Tô Đình Tuân, báo Người Lao Động xác định rõ quan điểm: nhà báo phải viết bằng sự tử tế, cảm quan xã hội sắc bén và trên hết là trách nhiệm với Tổ quốc, sự đồng cảm và sẻ chia với cộng đồng.

Trong 5 năm qua, Báo Người Lao Động đã bước vào một chặng đường phát triển mới. Bên cạnh việc tái cấu trúc và tinh gọn bộ máy, tờ báo còn hiện đại hóa quy trình, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển đồng bộ các nền tảng: báo in – báo điện tử – mạng xã hội – đa phương tiện; đồng thời, tổ chức nhiều chương trình phục vụ cộng đồng, các cuộc thi, diễn đàn, tọa đàm, giao lưu trực tuyến, talkshow…

W-tô đình tuân.jpg
Nhà báo Tô Đình Tuân – Tổng Biên tập báo Người Lao Động. Ảnh: Anh Phương

Trong giai đoạn này, báo Người Lao Động đã giành được nhiều giải Báo chí Quốc gia và TPHCM; được trao tặng nhiều huân chương, cờ thi đua, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cùng các bộ, ngành.

Bên cạnh đó, báo Người Lao Động còn để lại dấu ấn qua các chương trình mang bản sắc riêng như: “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”, “Mai Vàng nhân ái”, “Mai Vàng tri ân”, chương trình hỗ trợ công nhân nghèo về quê đón Tết, hỗ trợ đồng bào bị thiên tai…

W-một triệu cây xanh.jpg
Báo Người Lao Động phát động chương trình “Một triệu cây xanh cho biên cương, hải đảo”.
Ảnh: Anh Phương

Trong hành trình sắp tới, theo nhà báo Tô Đình Tuân, nếu được tiếp tục giao trọng trách, báo Người Lao Động sẽ không ngừng đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà còn phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn.

Nhân dịp kỷ niệm này, báo Người Lao Động chính thức phát động chương trình “Một triệu cây xanh cho biên cương, hải đảo”, góp phần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, cải thiện môi trường, hạn chế thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Huỳnh Thành Đạt – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương – cho rằng, từ một tờ báo địa phương, sau 50 năm, báo Người Lao Động đã vươn lên trở thành cơ quan báo chí quan trọng của TPHCM và tự tin vươn tầm quốc gia.

W-anh đạt tuyên giáo.jpg
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Anh Phương

Ngoài việc đánh giá cao những nỗ lực, thành tựu và sự đóng góp của tờ báo, ông Đạt đề nghị báo Người Lao Động tiếp tục phát huy thế mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và công tác thông tin tuyên truyền. Bên cạnh đó, tờ báo cần chủ động kiện toàn bộ máy, tinh gọn từ bên trong; tiếp tục chuyển đổi số, đổi mới phương thức hoạt động, và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong công tác tòa soạn cũng như phát triển kinh tế báo chí.

6 tác phẩm đoạt giải 'Lắng nghe người dân hiến kế' lần 5 của báo Người Lao Động
6 tác phẩm đoạt giải ‘Lắng nghe người dân hiến kế’ lần 5 của báo Người Lao Động
Ngày 19/9, báo Người Lao Động đã tổ chức Lễ trao giải cuộc thi “Lắng nghe người dân hiến kế” lần 5 với 6 tác phẩm gồm hai giải Nhì, hai giải Ba và hai giải Khuyến khích.
1 tỷ ủng hộ chương trình ‘Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển’
1 tỷ ủng hộ chương trình ‘Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển’

Ngày 19/9/2019 Nam A Bank ký kết trao tặng 1 tỷ, đồng hành cùng chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”.

Phát triển kinh tế báo chí như người làm kinh doanh, phải tính đầu ra sản phẩm
Phát triển kinh tế báo chí như người làm kinh doanh, phải tính đầu ra sản phẩm
Muốn kinh tế báo chí phát triển, việc đầu tiên các tòa soạn phải giải quyết là khâu phân phối nội dung. Điều này cũng giống như với những người làm kinh doanh, phải tìm cách bán hàng, tức là tính toán đầu ra của sản phẩm.