5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả


Kiểm tra tốc độ máy tính định kỳ là một thói quen quan trọng giúp phát hiện sớm các vấn đề về hiệu suất, tránh nguy cơ hỏng hóc phần cứng và duy trì trải nghiệm sử dụng mượt mà. Trong bài viết dưới đây, Phong Vũ Tech News sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra hiệu suất CPU, RAM, ổ cứng và kết nối mạng, đồng thời chia sẻ 5 mẹo tối ưu hóa hiệu suất Windows đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.

Mục lục

I. Tại sao cần kiểm tra tốc độ máy tính?

Kiểm tra tốc độ máy tính là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá hệ thống có đang hoạt động ổn định hay không. Khi thiết bị bắt đầu chậm lại, treo đột ngột hoặc phản hồi kém, đó có thể là dấu hiệu cho thấy phần mềm gặp lỗi, phần cứng xuống cấp hoặc tài nguyên đang bị quá tải.

Tại sao cần kiểm tra tốc độ máy tính5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 1″>
Tại sao cần kiểm tra tốc độ máy tính (Nguồn: Internet)

Hoạt động này giống như một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ cho máy, giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn như ổ cứng sắp hỏng, CPU quá nhiệt hoặc RAM không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng. Nhờ đó, người dùng có thể chủ động xử lý trước khi xảy ra sự cố nghiêm trọng.

Bên cạnh việc phát hiện lỗi, kiểm tra hiệu suất còn giúp xác định rõ những thành phần cần nâng cấp để cải thiện hiệu năng, chẳng hạn như thay ổ cứng HDD bằng SSD hoặc nâng cấp thêm RAM. Đặc biệt là đối với người dùng chuyên nghiệp và game thủ, việc duy trì hiệu suất tối ưu không chỉ nâng cao hiệu quả làm việc mà còn đảm bảo trải nghiệm sử dụng luôn mượt mà, ổn định.

II. Dấu hiệu cho thấy máy tính chạy chậm

Máy tính có thể đang gặp vấn đề về hiệu suất nếu xuất hiện những dấu hiệu sau đây:

  • Khởi động lâu: Mất nhiều thời gian để máy vào được hệ điều hành hoặc mở các phần mềm cơ bản.
  • Phản hồi chậm: Các thao tác như mở ứng dụng, chuyển đổi giữa các cửa sổ diễn ra chậm chạp.
  • Ứng dụng bị treo hoặc không phản hồi khi mở hoặc sử dụng các ứng dụng.
  • Giật, lag khi sử dụng: Đặc biệt khi chạy các chương trình nặng hoặc chơi game.
  • Ổ cứng hoạt động liên tục: Đèn báo ổ cứng sáng liên tục, cho thấy ổ cứng đang hoạt động quá tải.
  • Nhiệt độ tăng cao: Máy nhanh nóng, quạt quay liên tục và phát ra tiếng ồn lớn.
  • Thông báo lỗi hoặc cảnh báo từ hệ thống: Có thể là cảnh báo về bộ nhớ, lỗi phần mềm, hoặc ổ cứng.
  • Âm thanh lạ từ ổ cứng: Nếu ổ cứng phát ra tiếng động lạ, có thể là dấu hiệu của sự cố phần cứng.

III. Hướng dẫn kiểm tra tốc độ máy tính

Để kiểm tra tốc độ của máy tính, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đo lường hiệu suất của phần cứng như CPU, RAM, ổ cứng (HDD/SSD),… Dưới đây là một số cách cơ bản để đo lường và đánh giá hiệu suất máy tính:

1. Kiểm tra hiệu suất CPU

Bước 1: Mở Task Manager (Quản lý tác vụ) bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc.

Kiểm tra hiệu suất CPU5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 2″>
Mở Task Manager bằng tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc (Nguồn: Internet)

Bước 2: Trong cửa sổ Task Manager, chọn tab Performance (Hiệu suất) để kiểm tra mức sử dụng CPU.

Kiểm tra mức sử dụng CPU5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 3″>
Chọn tab Performance để kiểm tra mức sử dụng CPU (Nguồn: Internet)

Bước 3: Kiểm tra tần số xung nhịp CPU và mức sử dụng hiện tại để biết máy tính có đang hoạt động ở mức tối đa hay không.

2. Kiểm tra hiệu suất RAM

Bước 1: Mở Task Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc và chọn tab Performance.

Kiểm tra hiệu suất RAM5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 4″>
Mở Task Manager (Nguồn: Internet)

Bước 2: Chọn Memory để xem thông tin về RAM, bao gồm tổng dung lượng, mức sử dụng và tần suất.

Chọn Memory để xem thông tin về RAM5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 5″>
Chọn Memory để xem thông tin về RAM (Nguồn: Internet)

3. Kiểm tra tốc độ ổ cứng (HDD/SSD)

Bước 1: Mở Task Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc và chọn tab Performance.

Kiểm tra tốc độ ổ cứng HDD,SSD5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 6″>
Mở Task Manager và chọn tab Performance (Nguồn: Internet)

Bước 2: Chọn Disk để xem mức sử dụng và tốc độ của ổ cứng.

Chọn Disk để xem mức sử dụng và tốc độ của ổ cứng5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 7″>
Chọn Disk để xem mức sử dụng và tốc độ của ổ cứng (Nguồn: Internet)

4. Kiểm tra hiệu suất tổng thể của máy tính

Để kiểm tra hiệu suất tổng thể của máy tính, bạn có thể sử dụng một số công cụ benchmark chuyên dụng như:

  • PCMark: Đo lường hiệu suất của máy tính khi thực hiện các tác vụ văn phòng, duyệt web, và chơi game nhẹ.
  • 3DMark: Dành cho việc kiểm tra hiệu suất đồ họa và game, giúp đánh giá hiệu suất GPU của máy tính.

5. Kiểm tra thời gian khởi động và tải ứng dụng

Bước 1: Bạn có thể kiểm tra thời gian khởi động máy tính và tốc độ mở ứng dụng bằng cách sử dụng Windows Performance Monitor hoặc phần mềm bên ngoài như BootRacer.

Kiểm tra thời gian khởi động máy tính và tốc độ mở ứng dụng bằng Windows Performance Monitor5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 8″>
Mở ứng dụng Windows Performance Monitor (Nguồn: Internet)

Bước 2: Theo dõi thời gian cần thiết để hệ điều hành và các ứng dụng mở ra từ lúc khởi động.

Kiểm tra thời gian khởi động và tải ứng dụng5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 9″>
Kiểm tra thời gian khởi động và tải ứng dụng (Nguồn: Internet)

IV. Các phần mềm đo tốc độ máy tính phổ biến

Để đánh giá hiệu suất của máy tính, đặc biệt là tốc độ ổ cứng, CPU và kết nối mạng, có thể sử dụng các phần mềm sau:

1. Phần mềm đo tốc độ ổ cứng (SSD/HDD)

Một số phần mềm đo tốc độ ổ cứng (SSD/HDD)5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 10″>
Một số phần mềm đo tốc độ ổ cứng (SSD/HDD)
  • Blackmagic Disk Speed Test: Phần mềm miễn phí giúp đo tốc độ đọc/ghi của ổ cứng, đặc biệt hữu ích cho việc chỉnh sửa video. 
  • CrystalDiskMark: Cung cấp các bài kiểm tra tốc độ đọc/ghi tuần tự và ngẫu nhiên, phù hợp cho cả ổ cứng SSD và HDD.
  • ATTO Disk Benchmark: Đo hiệu suất ổ cứng qua nhiều kích thước dữ liệu khác nhau, giúp đánh giá chi tiết hiệu suất ổ đĩa.

2. Phần mềm đo tốc độ CPU

Một số phần mềm đo tốc độ CPU5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 11″>
Một số phần mềm đo tốc độ CPU
  • CPU-Z: Cung cấp thông tin chi tiết về bộ xử lý, bao gồm tốc độ xung nhịp và số nhân.
  • Intel Power Gadget: Dành riêng cho CPU Intel, hiển thị tốc độ xung nhịp, nhiệt độ và mức tiêu thụ điện năng.

3. Phần mềm đo tốc độ kết nối mạng

Một số phần mềm đo tốc độ kết nối mạng phổ biến5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 12″>
Một số phần mềm đo tốc độ kết nối mạng phổ biến
  • Speedtest by Ookla: Công cụ phổ biến đo tốc độ tải xuống, tải lên và độ trễ (ping).
  • Fast.com: Phát triển bởi Netflix, đo tốc độ tải xuống, đặc biệt hữu ích khi xem video trực tuyến. 
  • Cloudflare Speed Test: Đo tốc độ mạng và độ ổn định kết nối, phù hợp cho người dùng quốc tế.
  • Google Fiber Speed Test: Cung cấp đo tốc độ đơn giản và nhanh chóng, phù hợp cho người dùng cá nhân. 

V. Mẹo tăng tốc Windows đơn giản mà hiệu quả

Để cải thiện hiệu suất máy tính chạy hệ điều hành Windows, có thể áp dụng các biện pháp sau:

1. Tắt các ứng dụng khởi động cùng Windows

Khi khởi động máy, nhiều ứng dụng không cần thiết có thể tự chạy ngầm, làm hệ thống khởi động chậm và tiêu tốn tài nguyên.

Bạn có thể kiểm soát việc này bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager. Trong tab Startup, tìm những ứng dụng bạn không cần khởi động cùng hệ thống, nhấp chuột phải và chọn Disable để tắt chúng.

Tắt các ứng dụng khởi động cùng Windows5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 13″>
Tắt các ứng dụng khởi động cùng Windows (Nguồn: Internet)

2. Vô hiệu hóa hiệu ứng hình ảnh không cần thiết

Windows có nhiều hiệu ứng hình ảnh bắt mắt và chính điều này cũng khiến máy chạy chậm hơn, đặc biệt là trên các thiết bị cấu hình thấp. Để tiến hành vô hiệu hóa:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run, nhập sysdm.cpl và nhấn Enter.

Mở cửa sổ Run và nhập sysdm.cpl5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 14″>
Mở cửa sổ Run và nhập sysdm.cpl

Bước 2: Trong cửa sổ System Properties, chuyển sang tab Advanced, nhấn Settings tại mục Performance. Tại đây, bạn có thể chọn “Adjust for best performance” để tắt toàn bộ hiệu ứng hoặc tùy chỉnh theo nhu cầu.

Vô hiệu hóa hiệu ứng hình ảnh không cần thiết5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 15″>
Chọn “Adjust for best performance” để tắt toàn bộ hiệu ứng

3. Dọn dẹp ổ đĩa và chống phân mảnh

Theo thời gian, ổ cứng có thể bị chiếm dụng bởi các tệp tạm và dữ liệu không cần thiết. Để giải phóng dung lượng, bạn có thể sử dụng công cụ Disk Cleanup được tích hợp sẵn trong Windows. Cách thực hiện như sau: 

Bước 1: Mở hộp thoại Run, gõ lệnh cleanmgr rồi nhấn Enter.

Mở hộp thoại Run và gõ lệnh cleanmgr5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 16″>
Mở hộp thoại Run và gõ lệnh cleanmgr (Nguồn: Internet)

Bước 2: Trong cửa sổ hiện ra, chọn ổ đĩa cần dọn dẹp và nhấn OK

Chọn ổ đĩa cần dọn dẹp và nhấn OK5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 17″>
Chọn ổ đĩa cần dọn dẹp và nhấn OK (Nguồn: Internet)

Bước 3:Đánh dấu vào các mục tệp tin không quan trọng mà bạn muốn xóa, sau đó chọn “Clean up system files” để tiến hành dọn dẹp.

Dọn dẹp ổ đĩa và chống phân mảnh5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 18″>
Chọn “Clean up system files” để tiến hành dọn dẹp (Nguồn: Internet)

Nếu bạn đang sử dụng ổ cứng HDD, hãy vào Defragment and Optimize Drives để chống phân mảnh, giúp truy xuất dữ liệu nhanh hơn. Với ổ SSD, bước này không cần thiết.

4. Tăng bộ nhớ ảo (Virtual Memory)

Nếu máy bạn thường xuyên hết RAM khi mở nhiều ứng dụng, tăng bộ nhớ ảo là điều cần thiết để cải thiện hiệu suất.

Bước 1: Nhấn Windows + R, gõ sysdm.cpl rồi nhấn Enter

Mở hộp thoại Run và gõ lệnh sysdm.cpl
5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 19″>
Nhấn Windows + R sau đó gõ lệnh sysdm.cpl

Bước 2: Trong tab Advanced, chọn Settings tại mục Performance, sau đó vào Advanced và chọn Change trong phần Virtual Memory. Bỏ chọn ô “Automatically manage paging file size for all drives”, rồi chọn ổ đĩa bạn muốn thiết lập và thiết lập kích thước bộ nhớ ảo phù hợp.

Tăng bộ nhớ ảo Virtual Memory5 Cách kiểm tra tốc độ máy tính Windows và mẹo tăng tốc hiệu quả 20″>
Chọn ổ đĩa muốn thiết lập và thiết lập kích thước bộ nhớ ảo phù hợp

5. Quét và loại bỏ phần mềm độc hại

Virus, phần mềm gián điệp và các ứng dụng không rõ nguồn gốc có thể âm thầm làm chậm hệ thống. Hãy dùng Windows Defender hoặc phần mềm diệt virus đáng tin cậy để quét toàn bộ máy tính. Ngoài ra, nên gỡ bỏ các chương trình lạ và các phần mềm không mong muốn hoặc không rõ nguồn gốc. 

VI. Tổng kết

Duy trì hiệu suất ổn định cho máy tính không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm sử dụng mà còn kéo dài tuổi thọ thiết bị. Với 5 cách kiểm tra tốc độ đơn giản cùng những mẹo tăng tốc hiệu quả, người dùng Windows hoàn toàn có thể chủ động theo dõi tình trạng hệ thống và tối ưu hiệu năng khi cần thiết. Đừng quên theo dõi Phong Vũ Tech News để cập nhật thêm nhiều thủ thuật hữu ích nhé!

Bài viết liên quan:

  • Cách kiểm tra pin laptop chuẩn xác và mẹo kéo dài tuổi thọ pin
  • Bỏ túi cách kiểm tra RAM máy tính chính xác 100% mới nhất
  • Top 6 cách kiểm tra Win máy tính Windows 10/11 cực nhanh
Card màn hình VGA Nividia RTX 5070 Ti