AI tạm thời chưa thể vượt mặt con người


Trí tuệ nhân tạo (AI) đặc biệt là các chatbot AI đang được kỳ vọng cách mạng hóa môi trường làm việc. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy tác động của AI đến giờ làm và thu nhập hiện vẫn rất hạn chế. Hãy cùng Phong Vũ Tech News tìm hiểu ly do tạo sao AI tạm thời chưa thể vượt mặt con người nhé!

AI đang được kỳ vọng cách mạng hóa môi trường làm việc
AI đang được kỳ vọng cách mạng hóa môi trường làm việc (Nguồn: Internet)

Mục lục

I. AI hỗ trợ hiệu quả nhưng lợi ích chưa như kỳ vọng

Các chuyên gia đã thực hiện cuộc khảo sát thu thập thông tin của hơn 25.000 lao động tại 7.000 nơi làm việc chủ yếu ở hai quốc gia có mức độ ứng dụng AI tương đương nhau (Mỹ và Đan Mạch). Những người lạo động này đang đảm nhiệm tại một loạt ngành nghề được coi là dễ bị AI thay thế như kế toán, hỗ trợ khách hàng, tài chính, nhân sự, công nghệ, nhà báo, pháp lý, tiếp thị, nhân viên văn phòng, nhà phát triển phần mềm và giáo viên. Qua đó, họ đã nhận thấy rằng người dùng AI chỉ tiết kiệm được trung bình 3% thời gian làm việc, và chỉ 3-7% hiệu suất tăng thêm được chuyển hóa thành lương thưởng.

AI chỉ tiết kiệm được trung bình 3% thời gian làm việc, và chỉ 3-7% hiệu suất tăng thêm được chuyển hóa thành lương thưởng
AI chỉ tiết kiệm được trung bình 3% thời gian làm việc, và chỉ 3-7% hiệu suất tăng thêm được chuyển hóa thành lương thưởng (Nguồn: Internet)

Từ nghiên cứu trên, hai nhà kinh tế học Anders Humlum (ĐH Chicago, Mỹ) và Emilie Vestergaard (ĐH Copenhagen, Đan Mạch), được công bố bởi Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER), cho thấy rằng “Các mô hình chatbot AI chưa tác động đến thu nhập, hoặc số giờ làm được ghi nhận trong bất kỳ nghề nghiệp nào” và “Dù việc áp dụng AI đang diễn ra nhanh chóng trong bối cảnh các công ty đầu tư mạnh vào khai thác tiềm năng công nghệ, tác động kinh tế của nó vẫn còn nhỏ”. Qua đó cho thấy, AI có góp phần giúp người dùng hoàn thành nhiệm vụ nhưng chưa mang lại tác động đáng kể đến thời gian làm việc và thu nhập của nhân viên.

II. Vì sao AI chưa giúp giảm giờ làm, tăng thu nhập?

Mặc dù trí tuệ nhân tạo (AI) đang được triển khai rộng rãi trong các doanh nghiệp nhờ sự đầu tư mạnh vào công nghệ, nhưng tác động kinh tế tổng thể của AI vẫn còn tương đối nhỏ, theo nhóm tác giả báo cáo nghiên cứu gần đây.

Chuyên gia Humlum khẳng định, điều này không đồng nghĩa với việc các nghiên cứu trước đây về khả năng cải thiện năng suất của AI là sai. Tuy nhiên, ông cho rằng phần lớn các nghiên cứu hiện tại chỉ tập trung vào một số ngành nghề cụ thể – nơi AI giúp tiết kiệm thời gian đáng kể – mà chưa đánh giá toàn diện trên quy mô rộng.

“AI có thể hỗ trợ đắc lực trong các nhiệm vụ như lập trình phần mềm, viết bài marketing, tuyển dụng nhân sự… Nhưng khi khảo sát trên nhiều lĩnh vực nghề nghiệp hơn, chúng tôi nhận thấy mức độ tác động của AI đến hiệu suất công việc nói chung vẫn còn khá hạn chế”, ông chia sẻ. “Ví dụ, nếu AI giúp tôi tiết kiệm thời gian khi soạn email, câu hỏi đặt ra là: thời gian đó có được tận dụng để tăng hiệu quả ở công việc khác hay không?”.

AI giúp tiết kiệm thời gian khi soạn email
AI giúp tiết kiệm thời gian khi soạn email (Nguồn: Internet)

Theo khảo sát, khoảng 80% thời gian tiết kiệm được nhờ AI được người dùng dùng để chỉnh sửa hoặc cải tiến nội dung do AI tạo ra. 10% sử dụng thời gian này để nghỉ ngơi hoặc giải trí. Đáng chú ý, phần lớn người tham gia không chọn nhận thêm công việc dù có sự hỗ trợ của AI.

III. Tương lai AI là đồng minh hay thách thức

Báo cáo từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) là một phần trong chuỗi nghiên cứu về tiềm năng và rủi ro của AI đối với thị trường lao động. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Đức, khoảng 60% việc làm bị ảnh hưởng bởi AI, trong đó một nửa theo hướng tiêu cực. Dữ liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2025 cũng cho thấy nhiều công việc sẽ bị thay thế bởi AI trong vòng 5 năm tới tại hàng trăm tập đoàn lớn.

AI nên được xem là một "đồng minh" hỗ trợ hiệu quả, thay vì mối đe dọa
AI nên được xem là một “đồng minh” hỗ trợ hiệu quả, thay vì mối đe dọa (Nguồn: Internet)

Tại một tọa đàm cuối năm ngoái, “cha đỡ đầu AI” Yoshua Bengio cùng Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đều khẳng định rằng AI sẽ thay đổi thị trường lao động mạnh mẽ, nhưng không “cướp việc” của con người. Thay vào đó, AI nên được xem là một “đồng minh” hỗ trợ hiệu quả, thay vì mối đe dọa. Để không bị tụt lại phía sau, người lao động cần chủ động học hỏi và thích nghi, đặc biệt là trang bị kiến thức về AI, học máy (machine learning), khoa học dữ liệu (data science), cùng các kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề để làm việc hiệu quả với các công nghệ mới.

IV. Tổng kết

AI đang phát triển từng ngày và dần trở thành công cụ thiết yếu trong nhiều ngành nghề. Mặc dù AI chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng trong việc giảm giờ làm và tăng thu nhập, nhưng với sự thay đổi trong cách thức ứng dụng và đào tạo nhân lực, công nghệ này vẫn có tiềm năng lớn trong việc nâng cao hiệu suất công việc và cải thiện thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, để biến AI thành đòn bẩy tăng thu nhập và giảm giờ làm, cần sự chuyển đổi không chỉ từ doanh nghiệp mà còn từ chính người lao động. Cùng Phong Vũ đón chờ sự phát triển của AI trong thời gian sắp tới nhé!

Bài viết liên quan:

  • Bỏ túi chục nghìn USD nhờ game làm từ “vài dòng lệnh AI”
  • Laptop AI: Mở ra kỷ nguyên thời đại mới với trí tuệ nhân tạo
  • AI sắp biến giấc mơ trò chuyện với thú cưng thành hiện thực?
Card màn hình VGA Nividia RTX 5070 Ti