Cách xem thông tin laptop đầy đủ nhất chỉ trong 2 phút


Việc nắm rõ thông tin cấu hình laptop là kỹ năng quan trọng cho bất kỳ ai sử dụng máy tính. Dù bạn đang chuẩn bị mua laptop mới, kiểm tra hiệu năng máy hiện tại, hay cần cung cấp thông tin khi gặp sự cố – việc biết cách xem thông tin laptop nhanh chóng và chính xác sẽ vô cùng hữu ích. Bài viết này của Phong Vũ Tech News sẽ hướng dẫn bạn cách xem đầy đủ thông tin laptop chỉ trong vòng 2 phút, từ những phương pháp đơn giản đến chuyên sâu.


  • Bỏ túi cách kiểm tra RAM máy tính chính xác 100% mới nhất
  • Lỗi 0xc00007b là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất
  • Cách tải WinRAR miễn phí và cài đặt nhanh chóng trên Windows

Mục lục

Tại sao cần biết thông tin laptop?

Nắm Rõ Thông Tin Giúp Người Dùng Dễ Dàng Bảo Trì Và Sửa Chữa
Nắm rõ thông tin giúp người dùng dễ dàng bảo trì và sửa chữa

Việc hiểu rõ cấu hình laptop mà bạn đang sử dụng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng. Trong đó phải kể đến:

  • Mua sắm thông minh: So sánh thông số kỹ thuật giúp bạn lựa chọn laptop phù hợp với nhu cầu và ngân sách.
  • Hỗ trợ nâng cấp: Biết được thông số hiện tại giúp bạn quyết định có nên nâng cấp RAM, ổ cứng hay không.
  • Bảo trì và sửa chữa: Thông tin chi tiết giúp kỹ thuật viên chẩn đoán và sửa chữa sự cố hiệu quả hơn.​
  • Kiểm tra hiệu năng: Đánh giá khả năng đáp ứng của laptop với các ứng dụng hoặc trò chơi mới.
  • Bảo hành và bảo trì: Lưu trữ thông tin chính xác phục vụ việc bảo hành hoặc bảo trì.

Những thông tin cần xem: CPU, RAM, Ổ cứng, Card đồ họa, Màn hình…

Cấu Hình Laptop Bao Gồm Nhiều Thông Số Khác Nhau
Cấu hình laptop bao gồm nhiều thông số khác nhau

Khi xem thông tin laptop, bạn nên chú ý đến các thông số quan trọng sau:

  • CPU (Bộ xử lý): Loại, thế hệ, tốc độ xử lý (GHz), số lõi và luồng.
  • RAM (Bộ nhớ): Dung lượng, loại (DDR3, DDR4, DDR5), tốc độ (MHz), số khe cắm.
  • Ổ cứng: Loại (HDD, SSD, NVMe), dung lượng, tốc độ đọc/ghi.
  • Card đồ họa: Tích hợp hay rời, model, dung lượng VRAM.
  • Màn hình: Kích thước, độ phân giải, công nghệ (IPS, OLED, TN), tần số quét.
  • Hệ điều hành: Phiên bản Windows, macOS, Linux.
  • Thông tin phần cứng khác: Webcam, cổng kết nối, thiết bị âm thanh, pin.
  • Thông tin hệ thống: Số serial, model, ngày sản xuất, thời hạn bảo hành.

Cách xem thông tin laptop

Dưới đây là các phương pháp phổ biến để kiểm tra thông tin laptop mà bạn có thể tham khảo và thực hiện:

Cách xem thông tin laptop bằng phím tắt

Sử Dụng Phím Tắt Để Xem Thông Tin Laptop
Sử dụng phím tắt để xem thông tin laptop

Một trong những cách nhanh nhất để xem thông tin cơ bản về laptop là sử dụng tổ hợp phím tắt. Cụ thể, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:​

  • Windows + Pause/Break: Mở cửa sổ “System Properties”, hiển thị thông tin về hệ điều hành, bộ vi xử lý, RAM và trạng thái kích hoạt Windows.​
  • Windows + X → System: Trên Windows 10 và 11, tổ hợp phím này mở menu nhanh, từ đó bạn chọn “System” để xem thông tin chi tiết.

Dùng “System Information” để tra cứu chi tiết

Công cụ “System Information” tích hợp sẵn trong Windows cung cấp thông tin chi tiết về phần cứng và phần mềm. Để truy cập bạn cần làm theo các bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Nhấn Windows + R để mở hộp thoại Run.

Bước 2: Nhập “msinfo32” và nhấn Enter.

Mở Hộp Thoại System Information
Mở hộp thoại system information

Bước 3: Cửa sổ System Information sẽ hiển thị trên màn hình với những thông tin về laptop của bạn như:

  • System Summary: Tổng quan về hệ thống, bao gồm tên máy, nhà sản xuất, phiên bản BIOS, bộ vi xử lý và RAM.​
  • Hardware Resources: Thông tin chi tiết về phần cứng.​
  • Components: Chi tiết về các thành phần như màn hình, âm thanh, mạng, v.v.​
  • Software Environment: Thông tin về phần mềm, trình điều khiển và dịch vụ đang chạy.
Thông Tin Laptop
Thông tin laptop

Công cụ này đặc biệt hữu ích khi bạn cần thông tin chi tiết về từng thành phần, bao gồm cả các thông số kỹ thuật không hiển thị trong các công cụ khác.

Dùng lệnh “dxdiag” để xem cấu hình máy

DirectX Diagnostic Tool (dxdiag) là công cụ tuyệt vời để xem thông tin chi tiết về card đồ họa và các thành phần đa phương tiện khác, để xem cấu hình máy bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Nhấn Windows + R và nhập “dxdiag” rồi Enter.

Mở Hộp Thoại Windows + R Và Nhập Dxdiag Vào Ô Trống
Mở hộp thoại windows + r và nhập dxdiag vào ô trống

Bước 2: Công cụ sẽ hiển thị thông tin trên nhiều tab, trong đó bao gồm:

  • System: Thông tin về hệ điều hành, bộ vi xử lý, RAM và phiên bản DirectX.
  • Display: Chi tiết về card đồ họa, bao gồm tên, nhà sản xuất, dung lượng bộ nhớ và độ phân giải màn hình.
  • Sound: Thông tin về thiết bị âm thanh.​
  • Input: Danh sách các thiết bị nhập liệu như bàn phím và chuột.
Màn Hình Hiển Thị Thông Tin Đầy Đủ Của Laptop
Màn hình hiển thị thông tin đầy đủ của laptop

“dxdiag” đặc biệt hữu ích cho người dùng quan tâm đến khả năng đồ họa của laptop, nhất là khi chơi game hoặc làm công việc đồ họa.

Kiểm tra bằng Task Manager và Device Manager

Task Manager (Trình quản lý tác vụ):

Bước 1: Nhấn Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager.

Bước 2: Chuyển sang tab “Hiệu suất” để xem thông tin chi tiết về:

  • CPU: Loại, tốc độ, số lõi/luồng, mức sử dụng hiện tại.
  • Bộ nhớ (RAM): Dung lượng, loại, tốc độ, số khe sử dụng.
  • Đĩa: Loại ổ cứng, dung lượng, tốc độ đọc/ghi.
  • GPU: Thông tin card đồ họa, mức sử dụng hiện tại.
  • Mạng: Tốc độ kết nối, card mạng.
Thông Tin Chi Tiết Của Laptop
Thông tin chi tiết của laptop

Device Manager (Trình quản lý thiết bị):

Bước 1: Nhấn Windows + X và chọn “Device Manager“.

Mở Hộp Thoại Device Manager
Mở hộp thoại device manager

Bước 2: Mở rộng các danh mục để xem chi tiết từng thiết bị, bao gồm:

  • Display adapters: Thông tin về card đồ họa.​
  • Processors: Danh sách các lõi CPU.​
  • Disk drives: Thông tin về ổ cứng.​
  • Network adapters: Chi tiết về card mạng.
Mở Rộng Danh Mục Để Xem Thông Tin Chi Tiết
Mở rộng danh mục để xem thông tin chi tiết

Device Manager đặc biệt hữu ích khi bạn cần xem phiên bản driver của từng thiết bị hoặc kiểm tra xem có vấn đề gì với phần cứng không.

Dùng phần mềm bên thứ ba (Belarc Advisor)

Phần Mềm Belarc Advisor
Phần mềm belarc advisor

Belarc Advisor là một phần mềm độc đáo, không chỉ giúp bạn xem cấu hình phần cứng mà còn liệt kê toàn bộ phần mềm đã cài đặt, số serial key Windows và Office (nếu có). Sau khi quét xong, Belarc tạo một báo cáo HTML với nội dung rất chi tiết, giúp bạn:

  • Biết chính xác phiên bản Windows và trạng thái kích hoạt.
  • Xem các bản vá bảo mật đã và chưa được cài đặt.
  • Kiểm tra phần mềm, driver, tài nguyên mạng.
  • Thống kê các thiết bị ngoại vi gắn với máy.

Cách lưu lại thông tin cấu hình

Sau khi đã xem được cấu hình laptop, việc lưu lại thông tin này là cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn sử dụng cho các mục đích sau này như: gửi kỹ thuật viên hỗ trợ từ xa, đăng tin mua bán laptop, hay lưu hồ sơ bảo hành, bảo trì.

Chụp ảnh màn hình (Screenshot)

Chụp Màn Hình Bằng Screenshot
Chụp màn hình bằng screenshot

Đây là cách đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo, các bước thực hiện như sau:

  • Nhấn PrtSc hoặc Windows + Shift + S để chụp vùng chọn.
  • Dán vào Paint, Word hoặc gửi qua Zalo/Facebook cho người khác.
  • Dùng tổ hợp Alt + PrtSc để chụp riêng cửa sổ hiện tại (ví dụ cửa sổ “System Information”).

Xuất file từ phần mềm dxdiag

Chụp Màn Hình Bằng Dxdiag
Chụp màn hình bằng dxdiag

Ngoài cách chụp ảnh màn hình, bạn có thể xuất file thông tin từ phần mềm dxdiag qua các bước hướng dẫn như sau:

  • dxdiag vào ô tìm kiếm > mở công cụ.
  • Nhấn nút “Save All Information…” ở góc dưới > xuất file .txt.
  • File này chứa toàn bộ thông tin phần cứng, driver, DirectX – rất hữu ích khi gửi cho bộ phận kỹ thuật để chuẩn đoán lỗi.

Copy – Paste thông tin

 Ctrl + C – Ctrl + V Để Sao Chép Thông Tin Của Laptop
 ctrl + c – ctrl + v để sao chép thông tin của laptop

Nếu bạn chỉ cần vài thông tin cơ bản như CPU, RAM, dung lượng ổ cứng,… có thể dùng chuột chọn Ctrl + C – Ctrl + V từ cửa sổ System Information, sau đó paste vào file Word, Notepad hoặc Google Docs.

Gợi ý các trường hợp nên kiểm tra laptop

Bạn Nên Kiểm Tra Thông Tin Laptop Trước Khi Mua
Bạn nên kiểm tra thông tin laptop trước khi mua

Nắm rõ thông tin cấu hình laptop là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình sử dụng máy, đặc biệt trong những tình huống sau đây:

  • Trước khi mua laptop cũ: Giúp bạn xác minh tính chính xác của các thông số mà người bán đưa ra. Nhờ đó, tránh được các rủi ro như mua nhầm cấu hình thấp, linh kiện bị tráo đổi, hoặc máy không đúng mô tả.
  • Khi chuẩn bị nâng cấp phần cứng: Việc kiểm tra cấu hình giúp bạn xác định chính xác những linh kiện nào có thể thay thế hoặc mở rộng, ví dụ: bo mạch chủ hỗ trợ RAM tối đa bao nhiêu, laptop dùng ổ cứng SSD loại nào (SATA hay NVMe), còn khe trống nào không.
  • Trước khi cài đặt phần mềm hoặc game mới: Giúp kiểm tra xem cấu hình máy có đáp ứng được yêu cầu tối thiểu hay khuyến nghị từ phần mềm/game. Nhờ đó bạn sẽ tránh được tình trạng máy giật, lag, hoặc không chạy được ứng dụng.
  • Khi laptop gặp sự cố: Việc cung cấp thông tin cấu hình chính xác sẽ hỗ trợ kỹ thuật viên chẩn đoán vấn đề nhanh hơn, từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp và tiết kiệm thời gian sửa chữa.
  • Sau khi sửa chữa hoặc nâng cấp: Kiểm tra lại để xác nhận các thay đổi về phần cứng đã được thực hiện đúng, ví dụ: thay đúng ổ cứng SSD, nâng RAM thành công, card đồ họa hoạt động bình thường.

Tổng kết

Việc nắm rõ thông tin laptop không chỉ giúp bạn tối ưu hóa trải nghiệm sử dụng mà còn tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi gặp sự cố hoặc có nhu cầu nâng cấp. Hãy dành ra 2 phút để tìm hiểu cấu hình máy của mình ngay hôm nay với những hướng dẫn trong bài viết trên. Ngoài ra, để cập nhật thêm nhiều mẹo hay, hãy theo dõi blog Thủ Thuật của Phong Vũ Tech News mỗi ngày nhé!

Card Màn Hình Vga Nividia Rtx 5070 Ti