Hàn Quốc (nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á theo xếp hạng của Seasia) đã tự chủ công nghệ đường sắt cao tốc như thế nào?

Năm 1994, Hàn Quốc bắt tay vào một dự án lớn trị giá 16 tỷ USD nhằm xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên, dài 412 km nối Seoul – Busan, được gọi là Korea Train eXpress (KTX). Mục tiêu không chỉ là xây dựng một hệ thống đường sắt hiện đại mà còn là tiếp thu và làm chủ công nghệ đường sắt cao tốc thông qua hợp tác với nước ngoài.
Thời điểm đó, nhiều quốc gia dẫn đầu thế giới về đường sắt cao tốc – Nhật Bản, Pháp và Đức – đã cạnh tranh để cung cấp hệ thống của mình, mỗi bên đều có thế mạnh công nghệ riêng.
Shinkansen của Nhật Bản, hệ thống đường sắt cao tốc đầu tiên trên thế giới ra mắt vào năm 1964, đã trở thành chuẩn mực toàn cầu về độ an toàn, độ tin cậy và hiệu quả. Với tỷ lệ đúng giờ đạt trên 98%, Shinkansen là ứng viên sáng giá cho dự án KTX của Hàn Quốc.
Hệ thống truyền động phân tán của Shinkansen, sử dụng các đoàn tàu EMU (nhiều toa có động cơ) với trục dẫn động trên toàn bộ toa, giúp tăng tốc mượt mà và mang lại chất lượng hành trình cao – rất phù hợp với đặc điểm nhiều điểm dừng và nhiều hầm của Nhật Bản. Các hệ thống phát hiện động đất và khả năng vận hành ở tốc độ lên đến 320 km/h càng làm nổi bật năng lực kỹ thuật của Shinkansen.
Tuy nhiên, Nhật không đưa ra cam kết về chuyển giao công nghệ, do đó dù hệ thống của Nhật đã được kiểm chứng, Hàn Quốc chốt nói không với công nghệ Nhật, theo tờ High Speed Rail Alliance.
Pháp, đại diện bởi Alstom, đã đưa ra một phương án hấp dẫn với hệ thống Train à Grande Vitesse (TGV). TGV, vận hành từ năm 1981, nổi tiếng với tốc độ (tối đa lên tới 380 km/h trong các thử nghiệm) và khả năng tương thích với mạng đường sắt thông thường – một lợi thế lớn đối với cơ sở hạ tầng đường sắt của Hàn Quốc.
Quan trọng hơn, Alstom cam kết chuyển giao công nghệ toàn diện, bao gồm đào tạo kỹ sư Hàn Quốc và cho phép sản xuất tại chỗ các linh kiện. Điều này hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn của Hàn Quốc về chiến lược tiến tới tự chủ công nghệ.
Hệ thống tín hiệu số tiên tiến của TGV, tích hợp các giao thức Bảo vệ tàu tự động (ATP) và Hệ thống kiểm soát tàu (ETCS), đảm bảo kiểm soát tốc độ chính xác và tránh va chạm. Các hệ thống quản lý lưu thông thời gian thực tối ưu hóa lịch trình tàu, trong khi các hệ thống liên lạc kỹ thuật số tích hợp, sử dụng GSM-R (Hệ thống thông tin di động toàn cầu cho đường sắt), cho phép điều phối liền mạch giữa tàu và trung tâm điều khiển. Các công cụ mô phỏng kỹ thuật số giúp kiểm tra và tinh chỉnh hiệu suất hệ thống, dự đoán các kịch bản hỏng hóc và nâng cao hiệu quả vận hành.
Đáng chú ý, việc chuyển giao công nghệ tập trung vào ba lĩnh vực chính: toa xe, hệ thống tín hiệu và cung cấp điện. Alstom bàn giao hai đoàn tàu đầu tiên dựa trên mẫu TGV Réseau cho Hàn Quốc vào năm 1998 để lắp ráp và thử nghiệm tại các cơ sở trong nước. Đến năm 2002, đoàn tàu KTX thứ 13 – được sản xuất hoàn toàn tại Hàn Quốc – đánh dấu một cột mốc trong quá trình nội địa hóa.
Trong tổng số 46 đoàn tàu KTX-I được đặt hàng, chỉ có 12 chiếc được sản xuất tại Pháp, 34 chiếc còn lại do Hàn Quốc sản xuất, đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 70% đối với KTX-I. Sau đó, Hàn Quốc tự phát triển thế hệ tàu KTX-II với các đặc tính từ tàu TGV gốc, như công nghệ động lực tập trung và hệ thống truyền thông qua GMS-R, khẳng định vị thế tự chủ công nghệ cao tốc của mình.
Chính sau sự kết hợp với Pháp, Hàn Quốc khánh thành tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên và chính thức trở thành nước thứ 5 trên thế giới có đường sắt cao tốc cùng Nhật, Tây Ban Nha, Pháp và Đức vào năm 2004. Đặc biệt, vào tháng 12/2004, Hàn Quốc thử nghiệm thành công đoàn tàu HSR – 350x do nước này tự sản xuất.
HSR-350x là một thành tựu then chốt trong lịch sử đường sắt cao tốc của Hàn Quốc, chứng minh khả năng phát triển tàu 350 km/h với hơn 80% linh kiện trong nước của quốc gia này. Với tốc độ trên 300km/h vào năm 2004 và quá trình thử nghiệm rộng rãi đã mở đường cho KTX-Sancheon và các đoàn tàu sau đó, củng cố vị thế của Hàn Quốc là quốc gia đã tự chủ công nghệ đường sắt cao tốc.
Ngoài ra, các cải tiến tiếp theo như HEMU-430X (tốc độ trên 400 km/h vào năm 2013) và các phiên bản thương mại như KTX-Eum (260 km/h) và KTX-Cheongryong (320 km/h) đã củng cố khả năng công nghệ của Hàn Quốc. Năm 2024, Hàn Quốc xuất khẩu công nghệ KTX sang Uzbekistan trong một hợp đồng trị giá khoảng 196 triệu USD, chứng minh năng lực cạnh tranh của nước này.
Theo
Nhịp sống thị trường
Copy link
Lấy link
ở lưng chừng dửng dưng. chill radio
4 tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi
Dự án TOD – chiến lược tăng giá trị bất động sản của Masterise Homes
NIU DUYÊN | QUANG HÙNG
Từ nay 18/4/2025 đến 28/4/2025, 3 con giáp giàu sang phú quý, nhà xe chờ sẵn, hỷ sự triền miên
Hãng sản xuất chip đầu tiên “tăng” giá bán vì thuế quan
Thế giới nợ Elon Musk một lời xin lỗi: X được định giá lại vượt mức 44 tỷ USD, sắp trả hết nợ, báo lãi 1,2 tỷ USD, tạo ra kỳ tích không tưởng
Bữa ăn đầy ắp collagen ông xã tẩm bổ cho Ngô Thanh Vân
Mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Ethiopia
5 cách chế biến gây mất chất loại quả quen thuộc trong căn bếp các gia đình
Điện thoại siêu bền: Thị trường ngách nhỏ xíu nhưng vẫn sôi động, nhiều lựa chọn, giá cả hấp dẫn
CHUYỆN MA CHÚ 3 DUY | TẬP 444: BÙA QUỶ ẾM ĐOÀN CẢI LƯƠNG ( THẦY 7 )
Top 20 Bài Hát Hot Nhất Trên TikTok 2023 💘 Nhạc Remix Hot Trend Được Sử Dụng Nhiều Nhất TikTok 2023
Vivo X200 Ultra sẽ hỗ trợ ống kính tele gắn rời 200MP siêu nét
võng gác đêm sương
CÁNH HỒNG PHAI QUANG HÙNG
Không thể nhận ra ’em gái quốc dân’ đình đám
Điện thoại Samsung sắp có pin “trâu” hơn nhờ điều này
Con gái từ chối thừa kế căn nhà của bố mẹ, bị tòa phán 8 tháng tù
6 lầm tưởng về tỏi bạn đừng tin nếu không muốn hối hận
Stage Reaction EP5:Happy gymnastics “Qicai Sunshine” is cute and lovely
NHẠC TRẺ REMIX 2020 HAY NHẤT HIỆN NAY – EDM Tik Tok Htrol Remix – lk nhạc trẻ remix gây nghiện 2020
MC Quyền Linh bị tố ‘bội tín’, đối mặt nguy cơ bị kiện
mỉm cười cho qua quang hùng cover
4 thói quen hằng ngày giúp làm sạch gan
Dấu hiệu trên mặt tiết lộ tình trạng hở van tim nguy hiểm
Bí quyết dinh dưỡng ‘vàng’ giúp bạn đạt hiệu quả tập luyện tối ưu
Châu Tấn gây tranh cãi khi lộ nhan sắc không qua chỉnh sửa ở tuổi 51
Cận cảnh biệt thự ‘đẹp như tranh’ ở Đà Lạt của vợ chồng Tóc Tiên
DƯỚI NHỮNG CƠN MƯA
My Lecturer My Husband S2 | Highlight EP07 Karin Panik Saat Mantan Menghubunginya | WeTV Original
ĐỪNG YÊU NỮA ANH MỆT #CHILLCOVER #CHILL88
Chương trình mới 'Công dân số' – Câu chuyện gần gũi về công cuộc chuyển đổi số
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa tiếp xúc cử tri ở Trường Sa
Tâm Sự Tuổi 30 QUANG HÙNG MIXXING
Video ‘biến hình’ của Ý Nhi thu hút triệu view
LK | AI MANG CÔ ĐƠN ĐI COVER CHILL
Mẹ biển – Tập 22: Đại trở về, cố tình tránh mặt kẻ thù
[ Tập 1069 ] RƯỚC VONG SAI CHỖ- Chuyện Tâm Linh
Cất cánh tháng 4: Cảm hứng từ những con người sống cùng sự phát triển của đất nước
MÁU ĐỔ TRƯỚC SÂN CHÙA – Chuyện tâm linh Nguyễn Huy kể
Bật mí 3 mẹo sử dụng OPPO Find N5 dành cho người mới cực hay mà bạn không nên bỏ qua
CHUÔNG XOAY – BÀI CHUÔNG GIÚP GIẢM ĐAU ĐẦU
Chàng trai quỳ gối cầu hôn cô gái ‘tình trường éo le’ ngay trên sân khấu
Bí quyết ăn no 80%: Chìa khóa vàng để kiểm soát cân nặng và sức khỏe
Chưa từng có: Apple vận chuyển 2 tỷ USD iPhone bằng máy bay về Mỹ trong 1 tháng, mức cao nhất mọi thời đại
MIXBEAT | MÓN QUÀ VÔ GIÁ | QUANG HÙNG
Rộ tin đồn Schweinsteiger chia tay Ana Ivanovic sau gần 1 thập kỷ chung sống
[ Tập 1523 ] QUỶ NỮ HẬN MẸ – Chuyện Tâm Linh
lắng nghe nước mắt quang hùng
Vì sao kẻ lừa đảo biết được số thẻ, ngày hết hạn, mã CVV và có thể rút sạch tiền từ tài khoản ngân hàng ngay sau khi nạn nhân tải ứng dụng giả mạo?
Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, gia đình chính sách tiêu biểu