Lỗi máy tính không nhận tai nghe và cách khắc phục nhanh nhất


Máy tính không nhận tai nghe là lỗi thường gặp khiến người dùng không thể nghe nhạc, gọi video hoặc làm việc một cách hiệu quả. Sự cố này có thể bắt nguồn từ phần cứng, phần mềm hoặc thiết lập sai trên hệ điều hành. Sau đây hãy cùng Phong Vũ Tech News đi tìm hiểu về lỗi máy tính không nhận tai nghe và cách khắc phục nhanh nhất

Mục lục

I. Dấu hiệu nhận biết máy tính không nhận tai nghe

1. Không có âm thanh phát ra từ tai nghe

Khi cắm tai nghe vào máy tính, bạn không nghe thấy âm thanh nào dù đã bật nhạc hay video. Dù tai nghe được cắm đúng cổng, hệ thống vẫn không phát hiện hoặc không chuyển âm thanh sang thiết bị này.

2. Máy tính chỉ phát âm thanh qua loa ngoài

Dù đã cắm tai nghe, âm thanh vẫn phát ra từ loa ngoài của máy tính. Điều này cho thấy hệ thống chưa chuyển đổi thiết bị đầu ra sang tai nghe.

3. Biểu tượng âm thanh không hiển thị tai nghe

Khi nhấp vào biểu tượng âm thanh trên thanh taskbar, bạn không thấy tùy chọn tai nghe xuất hiện. Hệ điều hành không nhận diện được thiết bị âm thanh đã kết nối.

4. Thông báo “No Audio Output Device is Installed”

Máy tính hiển thị lỗi không tìm thấy thiết bị đầu ra âm thanh khi gắn tai nghe. Điều này thường xảy ra khi driver âm thanh bị thiếu hoặc lỗi.

5. Tai nghe hoạt động bình thường trên thiết bị khác
Khi thử tai nghe trên điện thoại hoặc laptop khác, âm thanh vẫn phát bình thường. Điều này chứng tỏ lỗi không đến từ tai nghe mà từ máy tính bạn đang sử dụng.

Dấu hiệu nhận biết máy tính không nhận tai nghe
Dấu hiệu nhận biết máy tính không nhận tai nghe (Nguồn: Internet)

II. Nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi

1. Tai nghe bị hỏng hoặc dây kết nối lỏng

Một trong những nguyên nhân đơn giản nhất là tai nghe đã bị hỏng, đứt dây bên trong hoặc jack cắm lỏng lẻo không tiếp xúc tốt với cổng kết nối. Khi cắm vào máy tính, tai nghe không truyền tải được tín hiệu âm thanh, dẫn đến tình trạng máy không nhận hoặc nhận chập chờn. Người dùng đôi khi bỏ qua lỗi phần cứng này và nghĩ rằng máy tính bị lỗi.

2. Cổng tai nghe trên máy tính bị lỗi hoặc bám bụi

Cổng jack 3.5mm hoặc cổng USB thường xuyên bị bám bụi, gỉ sét hoặc bị hư hỏng sau thời gian dài sử dụng. Khi đó, việc kết nối tai nghe sẽ không còn hiệu quả, khiến hệ thống không thể nhận biết được thiết bị đang được gắn vào. Đây là lỗi phần cứng khá phổ biến, nhất là với laptop đã dùng lâu năm.

3. Driver âm thanh bị thiếu hoặc lỗi thời

Driver (trình điều khiển) âm thanh là phần mềm giúp hệ điều hành giao tiếp với phần cứng âm thanh trên máy tính. Nếu driver bị lỗi, chưa được cài đặt hoặc quá cũ, máy tính có thể không nhận diện được tai nghe. Điều này thường xảy ra sau khi cài lại Windows, nâng cấp hệ điều hành hoặc do phần mềm xung đột.

4. Hệ thống chưa chuyển đổi thiết bị đầu ra âm thanh

Khi bạn cắm tai nghe vào máy tính, hệ thống không tự động chuyển nguồn phát âm thanh từ loa ngoài sang tai nghe. Nếu người dùng không chuyển thủ công trong phần “Playback Devices” hoặc “Output”, âm thanh sẽ vẫn phát qua loa ngoài và khiến bạn nghĩ rằng tai nghe không hoạt động.

III. Cách khắc phục lỗi máy tính không nhận tai nghe nhanh nhất

1. Khởi động lại máy tính

Đôi khi, hệ thống âm thanh trên máy tính không nhận tai nghe do hoạt động không ổn định do sự va chạm giữa các phần mềm đang chạy. Từ đó khiến âm thanh không phát ra như mong muốn. Trong tình huống đó, một cách xử lý đơn giản và hiệu quả là khởi động lại thiết bị.

Cách thực hiện:

Nhấn vào biểu tượng Start ở góc dưới bên trái màn hình > Chọn mục Power (Nguồn) > Nhấn Restart (Khởi động lại)

Việc khởi động lại máy giúp làm mới hệ thống, xóa bỏ các xung đột tạm thời và có thể khắc phục lỗi âm thanh. Hãy thử tắt máy rồi mở lại, sau đó cắm tai nghe vào để kiểm tra xem âm thanh đã hoạt động bình thường chưa.

2. Kiểm tra thiết lập âm thanh trên máy tính

Khi gặp sự cố không phát ra âm thanh, bạn nên kiểm tra mục Volume MixerDevice Usage để đảm bảo không có thiết bị hay ứng dụng nào đang bị tắt tiếng.

Xem lại Volume Mixer:

Bước 1: Nhấn chuột phải vào biểu tượng loa trên thanh tác vụ > Chọn Open Volume Mixer.

Kiểm tra thiết lập âm thanh trên máy tính
Nhấn chuột phải biểu tượng loa > Chọn Open Volume Mixer

Bước 2: Quan sát phần DeviceApplications, nếu biểu tượng loa bị tắt (có dấu gạch chéo), hãy nhấp vào biểu tượng đó để kích hoạt lại âm thanh.

Xem lại tình trạng hoạt động của thiết bị (Device Usage):

Bước 1: Nhấn chuột phải vào biểu tượng loa > Chọn Sound.

Kiểm tra thiết lập âm thanh Device Usage trên máy tính
Nhấn chuột phải vào biểu tượng loa > Chọn Sound

Bước 2: Tại tab Playback, nhấn chuột phải vào thiết bị tai nghe > Chọn Properties.

cách thiết lập âm thanh Device Usage trên máy tính
Tại tab Playback, nhấn chuột phải vào tai nghe > Chọn Properties

Bước 3: Trong phần Device usage, chọn Use this device (enable) > Nhấn OK để xác nhận.

Kiểm tra lỗi âm thanh trên máy tính
Trong phần Device usage, chọn Use this device (enable) > Nhấn OK

3. Sử dụng tính năng khắc phục sự cố âm thanh tích hợp

Bạn có thể tận dụng tính năng tự động sửa lỗi âm thanh của hệ điều hành để xác định và khắc phục sự cố:

Bước 1: Gõ từ khóa troubleshoot vào thanh tìm kiếm của Windows > Chọn Troubleshoot Settings.

Sử dụng tính năng khắc phục sự cố âm thanh tích hợp
Gõ từ khóa troubleshoot vào thanh tìm kiếm của Windows > Chọn Troubleshoot Settings

Bước 2: Bấm vào mục Additional troubleshooters.

cách khắc phục sự cố âm thanh tích hợp
Bấm vào mục Additional troubleshooters

Bước 3: Tìm đến mục Playing Audio > Nhấn Run the troubleshooter.

hướng dẫn khắc phục sự cố âm thanh tích hợp
Tìm đến mục Playing Audio > Nhấn Run the troubleshooter

Bước 4: Chọn thiết bị tai nghe (Headphones) > Nhấn Next.

 khắc phục sự cố âm thanh tích hợp trên máy tính
Chọn thiết bị tai nghe (Headphones) > Nhấn Next

Bước 5: Khi được hỏi về Audio Enhancements, chọn No, do not open Audio Enhancements.

hướng dẫn cách Sử dụng tính năng khắc phục sự cố âm thanh tích hợp
Khi được hỏi về Audio Enhancements, chọn No, do not open Audio Enhancements

Bước 6: Nhấn Play test sounds để kiểm tra âm thanh.

Sử dụng tính năng khắc phục sự cố âm thanh tích hợp khi bị lỗi tai nghe
Nhấn Play test sounds để kiểm tra âm thanh

4. Cài đặt lại driver âm thanh cho máy

Driver âm thanh đóng vai trò kết nối giữa phần cứng và hệ điều hành. Nếu driver bị lỗi hoặc hoạt động không đúng, bạn nên gỡ cài đặt và cài đặt lại:

Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows + R > Nhập devmgmt.msc > Bấm OK để mở Device Manager.

Cài đặt lại driver âm thanh cho máy
Nhấn tổ hợp Windows + R > Nhập devmgmt.msc > Bấm OK để mở Device Manager

Bước 2: Tìm và chọn vào danh mục Sound, video and game controllers.

Cách cài đặt lại driver âm thanh cho máy
Mở rộng danh mục Sound, video and game controllers

Bước 3: Nhấn chuột phải vào Realtek (R) Audio > Chọn Uninstall device.

hướng dẫn Cài đặt lại driver âm thanh cho máy
Nhấn chuột phải vào Realtek (R) Audio > Chọn Uninstall device

Bước 4: Sau khi gỡ, nhấn chuột phải vào mục Sound, video and game controllers > Chọn Scan for hardware changes để hệ thống tự cài lại driver.

Cài đặt lại driver âm thanh cho máy
Nhấn chuột phải vào mục Sound, video and game controllers > Chọn Scan for hardware changes

5. Kiểm tra và cập nhật driver âm thanh

Một driver âm thanh lỗi thời hoặc xung đột có thể gây ra lỗi âm thanh. Bạn nên kiểm tra và cập nhật để đảm bảo tính tương thích:

Bước 1: Nhấn Windows + R > Gõ devmgmt.msc > Nhấn OK để mở Device Manager.

Kiểm tra và cập nhật driver âm thanh
Nhấn Windows + R > Gõ devmgmt.msc > Nhấn OK để mở Device Manager

Bước 2: Tìm và chọn vào mục Sound, video and game controllers.

hướng dẫn Kiểm tra và cập nhật driver âm thanh
Tìm và chọn vào mục Sound, video and game controllers

Bước 3: Nhấn chuột phải vào Realtek (R) Audio > Chọn Update driver.

cách Kiểm tra và cập nhật driver âm thanh
Nhấn chuột phải vào Realtek (R) Audio > Chọn Update driver

Bước 4: Lựa chọn phương thức cập nhật:

  • Chọn Search automatically for updated driver software để hệ thống tự tìm driver phù hợp.
  • Hoặc chọn Browse my computer for driver software nếu bạn đã tải sẵn driver về máy.
Kiểm tra và cập nhật driver âm thanh khi tai nghe bị lỗi
Lựa chọn 2 phương thức cập nhật

6. Kiểm tra lại cổng kết nối

Một nguyên nhân thường bị bỏ qua khi tai nghe không phát ra âm thanh chính là do vấn đề ở cổng kết nối. Sau thời gian dài sử dụng, bụi bẩn hoặc dị vật có thể tích tụ trong khe cắm tai nghe, làm cản trở quá trình tiếp xúc giữa thiết bị và jack cắm.

Để khắc phục, bạn nên làm sạch toàn bộ thân máy, đặc biệt là khu vực cổng âm thanh. Khi đã vệ sinh xong, hãy thử cắm tai nghe lại một cách nhẹ nhàng, xoay nhẹ đầu cắm để đảm bảo điểm tiếp xúc được thiết lập tốt. Đồng thời, đừng quên kiểm tra âm lượng trên máy tính hoặc loa ngoài – có thể mức âm đang bị tắt hoặc giảm quá thấp.

Nếu sau tất cả những thao tác trên mà tai nghe vẫn không hoạt động, rất có thể cổng âm thanh đã gặp sự cố phần cứng. Khi đó, phương án tốt nhất là mang thiết bị đến trung tâm kỹ thuật hoặc nơi bảo hành uy tín để được kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

IV. Khi nào nên mang máy tính đến trung tâm sửa chữa?

Nếu bạn đã thử các cách cơ bản như khởi động lại máy, kiểm tra kết nối tai nghe, thay tai nghe khác, cập nhật hoặc cài lại driver âm thanh… mà máy vẫn không nhận tai nghe, thì có thể lỗi không nằm ở phần mềm mà là do phần cứng. Lúc này, việc tiếp tục tự xử lý tại nhà có thể không mang lại hiệu quả.

Trong trường hợp cổng cắm tai nghe bị lỏng, gãy, xuất hiện dấu hiệu gỉ sét hoặc biến dạng vật lý, tốt nhất bạn nên dừng sử dụng và mang máy đến trung tâm kỹ thuật. Những hư hỏng này nếu không được xử lý đúng cách có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống âm thanh hoặc bo mạch chủ.

Ngoài ra, nếu máy tính có dấu hiệu không phát ra âm thanh dù tai nghe vẫn hoạt động tốt trên thiết bị khác, rất có thể bo mạch âm thanh hoặc chip xử lý âm thanh bên trong đã gặp vấn đề. Đây là lỗi phần cứng chuyên sâu, đòi hỏi kỹ thuật viên có chuyên môn và thiết bị chuyên dụng để kiểm tra và sửa chữa an toàn.

Khi nào nên mang máy tính đến trung tâm sửa chữa?
Khi nào nên mang máy tính đến trung tâm sửa chữa (Nguồn: Internet)

V. Mẹo nhỏ giúp tai nghe luôn hoạt động ổn định

Kiểm tra jack cắm tai nghe thường xuyên: Đảm bảo jack cắm không bị bụi bẩn, lỏng hoặc hư hỏng vật lý. Vệ sinh nhẹ nhàng bằng tăm bông hoặc khí nén nếu cần.

Cắm tai nghe đúng cách: Cắm dứt khoát và chắc chắn vào cổng âm thanh. Không rút ra – cắm vào liên tục gây hư jack.

Tránh gập dây tai nghe: Gập dây tai nghe nhiều lần hoặc quá mạnh dễ gây đứt ngầm. Hãy cuộn dây nhẹ nhàng và cất giữ gọn gàng sau khi dùng.

Sử dụng tai nghe phù hợp với thiết bị: Một số tai nghe dùng cổng 3.5mm, USB hoặc Type-C – cần đảm bảo tương thích với máy tính.

Cập nhật driver âm thanh định kỳ: Driver lỗi thời hoặc không tương thích có thể khiến máy không nhận tai nghe. Nên kiểm tra và cập nhật thường xuyên từ trang web nhà sản xuất.

Không sử dụng tai nghe kém chất lượng: Tai nghe rẻ tiền, hàng giả dễ gây chập chờn tín hiệu hoặc thậm chí ảnh hưởng đến cổng âm thanh của máy.

VI. Tổng kết

Trên đây là tổng hợp các thông tin về lỗi máy tính không nhận tai nghe và cách khắc phục nhanh nhất, hi vọng bài viết này hữu ích và giúp bạn biết thêm nhiều mẹo hay khi sử dụng máy. Bên cạnh đó tại trang Phong Vũ Tech News còn có nhiều thông tin bổ ích khác mà bạn có thể tham khảo!

Bài viết liên quan:

  • Cách sửa lỗi máy tính bị đơ không thao tác được đơn giản
  • Máy tính laptop không nhận chuột: Tại sao và cách sửa lỗi
  • Hướng dẫn gõ tiếng Việt trên máy tính kiểu Telex, VNI cực dễ
Card màn hình VGA Nividia RTX 5070 Ti