Sơ đồ máy lọc nước RO chi tiết & Hướng dẫn lắp đặt chính xác nhất

Trong bối cảnh ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng, việc trang bị một chiếc máy lọc nước RO trong gia đình hay doanh nghiệp đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, để máy vận hành ổn định và đạt hiệu quả tối ưu, việc hiểu rõ sơ đồ cấu tạo cũng như lắp đặt đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được sơ đồ máy lọc nước RO chi tiết và hướng dẫn cách lắp đặt chuẩn xác, dễ hiểu ngay tại nhà.

Cấu tạo của máy lọc nước RO

Máy lọc nước RO (Reverse Osmosis) có cấu tạo gồm nhiều bộ phận liên kết chặt chẽ nhằm đảm bảo quá trình lọc nước diễn ra hiệu quả. Cụ thể:

So-Do-May-Loc-Nuoc-1

  • Hệ thống lõi lọc thô (thường gồm 3 lõi: PP 5 micron, than hoạt tính, và PP 1 micron): Bộ phận này có nhiệm vụ loại bỏ bụi bẩn, cặn thô, clo dư và một phần vi khuẩn trong nước đầu vào.
  • Màng lọc RO: Đây được coi là “trái tim” của máy, với khả năng loại bỏ đến 99,9% tạp chất, vi sinh vật, kim loại nặng và các ion có hại nhờ khe lọc siêu nhỏ chỉ 0.0001 micron. 
  • Bơm cao áp: Bộ phận có khả năng giúp đẩy nước qua màng RO với áp suất đủ lớn để lọc hiệu quả. 
  • Van điện từ, van áp thấp và van áp cao: Các phụ kiện có vai trò điều khiển tự động dòng nước và bảo vệ hệ thống trong trường hợp mất nước hoặc áp lực bất thường. 
  • Bình áp: Sau khi lọc qua màng RO, nước tinh khiết được lưu trữ trong bộ phận này để người dùng dễ dàng sử dụng. 
  • Vòi lấy nước: Đây là các đường ống dẫn và khung vỏ bảo vệ toàn bộ hệ thống, tạo thành một thiết bị hoàn chỉnh và tiện lợi cho người dùng.

Ngoài ra, tùy vào từng sơ đồ máy lọc nước mà nhiều thiết bị hiện nay còn được trang bị thêm các lõi lọc nâng cấp như lõi khoáng, lõi tạo kiềm, nano bạc hoặc tia hồng ngoại nhằm cải thiện vị và bổ sung khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Sơ đồ máy lọc nước RO chi tiết nhất

Máy lọc nước RO hiện nay có rất nhiều loại. Chúng thường được chia theo số lượng lõi lọc nước và sơ đồ máy. Dưới đây là chi tiết từng loại cho bạn có thể tham khảo.

Sơ đồ của máy lọc nước RO 5 lõi

Máy lọc nước RO 5 lõi là dòng sản phẩm có thiết kế đơn giản, dễ lắp đặt và vận hành. Hệ thống máy thường được chia thành 4 phần chính như sau:

So-Do-May-Loc-Nuoc-2

  • Hệ thống lọc thô: Nguồn nước đầu vào sẽ được dẫn qua các dây nối đến ba lõi lọc đầu tiên (lõi số 1, 2 và 3). Đây là các lõi lọc thô, có nhiệm vụ loại bỏ bụi bẩn, tạp chất lớn, cặn lơ lửng và một phần clo dư.
  • Cụm lọc RO: Bao gồm máy bơm tăng áp và màng lọc RO – bộ phận quan trọng nhất của hệ thống. Màng RO chia dòng nước thành hai phần: nước tinh khiết và nước thải. Van Flow được lắp ở đường dẫn nước thải để kiểm soát tốc độ xả, trong khi van điện từ được gắn ở đường nước tinh khiết để đóng mở tự động tùy theo tình trạng vận hành.
  • Hệ thống lõi lọc chức năng: Sau khi qua màng RO, nước tinh khiết sẽ được chứa trong bình áp, sau đó tiếp tục đi qua các lõi lọc chức năng như lõi số 4 và 5. Những lõi này có tác dụng nâng cao chất lượng nước đầu ra – giúp cân bằng pH, tạo vị ngọt tự nhiên.
  • Hệ thống dây dẫn: Đây là phần kết nối xuyên suốt toàn bộ máy, đảm bảo việc vận chuyển nước giữa các lõi lọc, từ đầu vào cho đến vòi lấy nước và đường nước thải. Khi nước được đẩy qua màng RO, dòng tinh khiết sẽ đi vào bình chứa và sau đó chảy qua lõi số 5 trước khi đến vòi sử dụng.

Sơ đồ máy lọc nước RO 6 lõi

Máy lọc nước RO 6 lõi có sơ đồ lắp đặt tương tự như dòng máy 5 lõi, nhưng được nâng cấp thêm một lõi lọc chức năng – lõi số 6 – để tăng cường chất lượng nước đầu ra. Thiết bị là lựa chọn phù hợp cho các gia đình có nhu cầu sử dụng nước sạch kèm bổ sung khoáng chất. Với thiết kế đơn giản và dễ lắp đặt, người dùng có thể tự kiểm tra, thay lõi định kỳ để duy trì chất lượng nước ổn định, an toàn cho sức khỏe lâu dài.

So-Do-May-Loc-Nuoc-3

Sơ đồ của máy lọc nước RO 7 lõi

Máy lọc nước RO 7 lõi có sơ đồ lắp đặt tương tự như dòng máy RO 5 lõi, nhưng được nâng cấp thêm ba lõi lọc chức năng ở giai đoạn sau lọc để cải thiện chất lượng nước đầu ra. Cụ thể, các lõi chức năng được lắp nối tiếp sau bình áp và trước vòi lấy nước, theo đúng thứ tự như sau:

So-Do-May-Loc-Nuoc-4

  • Lõi số 5: Than hoạt tính dạng hạt – giúp khử mùi, khử màu, làm trong nước và cải thiện mùi vị.
  • Lõi số 6: Lõi khoáng – bổ sung khoáng chất cần thiết như canxi, magie, giúp nước có lợi cho sức khỏe.
  • Lõi số 7: Lõi hồng ngoại – có chức năng hoạt hóa cấu trúc phân tử nước, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ nước hơn, đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cường tuần hoàn máu.

Với sự bổ sung các lõi lọc chức năng, đặc biệt là lõi hồng ngoại, máy lọc nước RO 7 lõi không chỉ đảm bảo nước sạch mà còn nâng cao giá trị sức khỏe cho người dùng. Thiết kế hợp lý, dễ lắp đặt và bảo trì, đây là lựa chọn lý tưởng cho gia đình hiện đại.

Sơ đồ máy lọc nước RO 8 lõi

Máy lọc nước RO 8 lõi có cấu tạo và sơ đồ lắp đặt tương tự như dòng 7 lõi, nhưng được nâng cấp thêm lõi lọc số 8 – lõi Alkaline Hydrogen, nhằm tăng cường chất lượng nước đầu ra. Từ đó  hỗ trợ cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cân bằng axit – kiềm trong cơ thể người dùng. Do đó, đây chính là lựa chọn lý tưởng cho các gia đình chú trọng đến chất lượng nước uống hằng ngày.

So-Do-May-Loc-Nuoc-5

Sơ đồ của máy lọc nước RO 9 lõi

Máy lọc nước RO 9 lõi có sơ đồ lắp đặt mở rộng từ cấu trúc cơ bản của dòng 5 lõi, với điểm khác biệt chính là việc bổ sung thêm 5 lõi lọc chức năng nâng cao sau khi nước đã qua màng RO và lưu trữ trong bình áp. Các lõi chức năng này không chỉ cải thiện chất lượng nước đầu ra mà còn hỗ trợ bảo vệ sức khỏe toàn diện hơn cho người sử dụng.

So-Do-May-Loc-Nuoc-6

Dưới đây là cụm lọc chức năng của sơ đồ máy lọc nước RO 9 lõi:

  • Lõi số 4: Than hoạt tính – làm mềm và khử mùi cho nước.
  • Lõi số 5: Khoáng đá – bổ sung khoáng chất cần thiết như canxi, magie.
  • Lõi số 6: Hồng ngoại – hoạt hóa phân tử nước, hỗ trợ hấp thụ tốt hơn.
  • Lõi số 7: Alkaline – cân bằng pH, tăng tính kiềm nhẹ tốt cho sức khỏe.
  • Lõi số 8: Hydrogen – bổ sung phân tử Hydrogen giúp chống oxy hóa, trung hòa gốc tự do.
  • Lõi số 9 – Nano bạc: Đây là lõi quan trọng ở giai đoạn cuối, có khả năng diệt khuẩn và ngăn chặn sự tái nhiễm khuẩn sau khi nước đã lưu trữ trong bình áp, đảm bảo nước luôn tinh khiết khi đến tay người dùng.

Sơ đồ máy lọc nước RO 10 lõi

Máy lọc nước RO 10 lõi là phiên bản nâng cấp toàn diện, với sơ đồ lắp đặt phức tạp hơn so với các dòng 5 – 9 lõi. Điểm nổi bật của dòng máy này là bổ sung lõi lọc số 10, giúp tăng cường các tính năng chăm sóc sức khỏe vượt trội. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các gia đình hiện đại quan tâm đến chất lượng sống và sức khỏe lâu dài.

So-Do-May-Loc-Nuoc-7

Hướng dẫn lắp đặt theo sơ đồ máy lọc nước RO

Cách lắp đặt lõi lọc nước khá đơn giản. Thông thường, trên thị trường hiện nay chỉ có 2 cách thay lõi lọc nước. Nó được chia theo cấu tạo của máy lọc nước như sau:

Đối với thiết bị có lõi lọc nước bên trong máy

Để lắp đặt lõi lọc nước theo đúng sơ đồ máy lọc nước ở trường hợp này, bạn cần thực hiện đúng các bước lắp đặt sau:

Trước tiên, tháo nhẹ các cốc lọc số 1, 2, 3 bằng dụng cụ đi kèm, sau đó lấy lõi lọc ra, bóc lớp nilon bảo vệ và đặt lõi vào đúng vị trí trong cốc lọc. Vặn chặt cốc bằng tay. Tiếp đến, lắp vòi nước bằng cách đặt vào đúng vị trí và siết ốc giữ chắc chắn. Gắn cút nhựa vào đầu ống dẫn và nối với vòi lấy nước, dùng mỏ lết siết chặt để chống rò rỉ.

So-Do-May-Loc-Nuoc-8

Sau đó, lắp lõi RO vào cốc lọc riêng (thường màu trắng), tiếp tục nối dây dẫn nước qua các lõi bổ sung khoáng chất và dẫn đến vòi. Dây từ lõi RO gần nhất sẽ nối xuống bình áp. Trước khi lắp van vào bình áp, hãy quấn băng tan quanh ren bình 8–10 vòng để đảm bảo kín nước, rồi đặt bình vào vị trí và nối dây cuối cùng.

So-Do-May-Loc-Nuoc-9

Cuối cùng, luồn dây nguồn và ống cấp/thoát nước qua khe sau máy, nối ống dẫn vào van cấp nước và siết chặt. Lắp ống xả tại vị trí thuận tiện, gần với máy để tiết kiệm chiều dài dây. Sau khi hoàn tất, kiểm tra lại các khớp nối để đảm bảo không bị rò rỉ nước.

So-Do-May-Loc-Nuoc-10

Đối với thiết bị có lõi lọc nước dưới bồn rửa

Việc lắp lõi lọc nước với sơ đồ máy lọc nước RO có bồn rửa thực hiện tương tự như cách lắp vào máy lọc thông thường. Quy trình này bao gồm các bước như tháo cốc lọc, lắp lõi, nối dây dẫn và siết chặt các khớp nối. 

So-Do-May-Loc-Nuoc-11

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và thuận tiện khi sử dụng, bạn nên chọn vị trí lắp đặt đáp ứng đủ 4 tiêu chí: dễ quan sát, dễ lấy nước, gần nguồn cấp nước và gần ổ điện. Điều này không chỉ giúp quá trình lắp đặt dễ dàng hơn mà còn thuận tiện cho việc kiểm tra, thay lõi và bảo trì sau này.

Một số lưu ý khi lắp đặt máy lọc nước RO

Ngoài năm được sơ đồ máy lọc nước RO, người dùng cần lưu ý một số điểm quan trọng trong quá trình lắp đặt để máy hoạt động ổn định như sau:

So-Do-May-Loc-Nuoc-12

  • Chọn vị trí phù hợp: Nên lắp đặt máy ở nơi khô ráo, thoáng mát, gần nguồn cấp nước và nguồn điện. Tránh đặt máy ở nơi ẩm ướt, dễ bị ngập nước hoặc dưới ánh nắng trực tiếp.
  • Lắp đúng chiều lõi lọc: Các lõi lọc cần được lắp đúng chiều nước chảy theo chỉ dẫn trên thân lõi. Lắp sai chiều có thể làm giảm hiệu suất lọc hoặc gây hỏng màng RO.
  • Đảm bảo kín các mối nối: Tất cả các khớp nối, đầu dây dẫn và van cần được siết chặt để tránh rò rỉ nước trong quá trình sử dụng. Nên sử dụng băng tan đúng cách để tăng độ kín.
  • Xả nước lần đầu: Sau khi lắp đặt, cần xả toàn bộ nước đầu tiên (khoảng 1–2 lần bình chứa) để loại bỏ bụi than, mùi nhựa mới và đảm bảo nước đạt chất lượng tinh khiết.
  • Không dùng nước nóng: Máy lọc RO chỉ thích hợp với nước nguội. Tuyệt đối không kết nối với nguồn nước nóng vì có thể làm hỏng màng lọc và các bộ phận nhựa.
  • Kiểm tra áp lực nước: Đảm bảo nguồn nước đầu vào có áp lực đủ mạnh để máy hoạt động. Nếu áp lực quá yếu, nên lắp thêm bơm tăng áp theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

Cách bảo quản máy lọc nước RO hiệu quả tại nhà

Để đảm bảo máy lọc nước RO luôn hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ và duy trì chất lượng nước đầu ra, bạn không chỉ cần nắm được sơ đồ máy lọc nước mà còn phải áp dụng thêm một số cách bảo quản đơn giản nhưng hiệu quả ngay tại nhà:

So-Do-May-Loc-Nuoc-13

  • Mỗi lõi lọc có tuổi thọ khác nhau, thường từ 3 đến 24 tháng tùy loại. Cần thay lõi đúng thời gian để tránh tắc nghẽn, giảm hiệu suất lọc hoặc tái nhiễm khuẩn. Đặc biệt, màng RO nên được kiểm tra và thay sau khoảng 18–24 tháng sử dụng.
  • Thường xuyên lau chùi thân máy, cốc lọc và không gian lắp đặt giúp máy sạch sẽ, tránh ẩm mốc và côn trùng xâm nhập gây hư hỏng linh kiện bên trong.
  • Nếu không dùng máy thường xuyên, hãy xả nước 2–3 lần/tuần để tránh nước ứ đọng lâu ngày, gây mùi hôi và giảm chất lượng nước.
  • Khi bạn vắng nhà nhiều ngày, nên rút phích cắm điện, đóng van nước đầu vào và xả hết nước trong bình áp để tránh áp lực làm rò rỉ hoặc hư linh kiện.
  • Máy cần được đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gắt hoặc gần bếp để hạn chế lão hóa nhựa và ảnh hưởng đến các bộ phận điện tử.
  • Nếu máy phát tiếng kêu bất thường, nước thải ra nhiều hoặc áp lực vòi yếu, cần kiểm tra lõi lọc hoặc liên hệ kỹ thuật để được hỗ trợ sớm.

Tạm kết

Việc bảo quản máy lọc nước RO đúng cách không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị mà còn đảm bảo nguồn nước luôn tinh khiết, an toàn cho sức khỏe cả gia đình. Hãy dành một chút thời gian tham khảo về sơ đồ máy lọc nước RO để vệ sinh, kiểm tra và thay lõi lọc định kỳ, bạn sẽ yên tâm hơn khi sử dụng mỗi ngày. Một chiếc máy sạch sẽ và hoạt động ổn định chính là người bạn đồng hành tin cậy trong hành trình chăm sóc sức khỏe tại nhà.

XEM THÊM

Máy lọc nước Mutosi chính hãng của nước nào? Có nên mua không?

Máy lọc nước ChungHo của nước nào? Review chi tiết top sản phẩm bán chạy

Để lại một bình luận