Trẻ em coi AI là bạn thân: Lợi hay hại?


Ưu Đãi Đổi Điểm Back To School

PV Tech News – Sự phổ biến của AI khiến ngày càng nhiều trẻ xem AI như “bạn thân”. Tuy nhiên, khi công nghệ thay thế các kết nối người với người sẽ có nhiều hệ lụy xảy ra. Cùng Phong Vũ Tech News tìm hiểu rõ hơn nhé!

Mục lục

I. Nhiều trẻ em coi AI là bạn vì không có ai lắng nghe các em

Ngày càng nhiều trẻ tìm đến AI như một người bạn thân thiết. Không phải vì quá mê công nghệ, mà bởi vì AI luôn lắng nghe, không phán xét, không giận dỗi, và đặc biệt là luôn “đồng hành” bất cứ khi nào các em muốn.

Theo kết quả của khảo sát gần đây do tổ chức phi lợi nhuận Common Sense Media thực hiện, cho biết: 72% trong số hơn 1.000 thanh thiếu niên từng thực hiện cuộc trò chuyện với AI, hơn một nửa sử dụng thường xuyên. Khoảng 1/3 dùng để xây dựng mối quan hệ và đáng chú ý, 31% thích trò chuyện với AI hơn người thật, trong khi 33% chia sẻ cả vấn đề nghiêm túc thay vì bạn bè hay người thân.

Tính Năng "Bạn Gái Ảo" Vừa Ra Mắt Của Grok.
Tính Năng “Bạn Gái Ảo” Vừa Ra Mắt Của Grok.( Nguồn: Internet)

Xem thêm: Elon Musk: Grok 4 là “AI thông minh nhất thế giới”

Những con số ấy cho thấy nhiều trẻ đang thiếu kết nối thật trong đời sống thật. Khi không ai lắng nghe hay thấu hiểu, AI dù chỉ là phản hồi lập trình nhưng vẫn trở thành nơi các em tìm đến để cảm thấy an toàn.

II. AI khiến trẻ dễ xa rời “thế giới thật”

Trẻ em có xu hướng cảm thấy thoải mái hơn khi trò chuyện với AI so với giao tiếp thật, bởi tương tác đời thực thường đi kèm khác biệt, bất đồng và dễ gây tổn thương. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng sự lệ thuộc này, nếu kéo dài, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Theo chuyên gia Michael Robb, khi chỉ quen giao tiếp với AI, trẻ sẽ thiếu cơ hội học cách điều chỉnh hành vi, xử lý mâu thuẫn và xây dựng những mối quan hệ lành mạnh. Đáng lo hơn, một bộ phận thanh thiếu niên còn chọn chia sẻ thông tin cá nhân với AI thay vì tìm đến người thân, bạn bè hay chuyên gia đáng tin cậy.

Dần dần, sự gắn bó quá mức với AI có thể khiến trẻ trở nên khép kín, ngại giao tiếp và “rút lui” khỏi đời sống thực. Trẻ dễ lúng túng khi đối mặt với xung đột, thiếu kỹ năng ứng xử và điều khiển cảm xúc của bản thân trước các tình huống thực tế.

Ai Khiến Trẻ Dễ Xa Rời “Thế Giới Thật”.
Ai Khiến Trẻ Dễ Xa Rời “Thế Giới Thật”. (Nguồn: Internet)

III. Kết luận

AI có thể tạo cho trẻ cảm giác được lắng nghe, nhưng không thể thay thế sự thấu hiểu thật sự từ con người. Khi trẻ dần lệ thuộc vào công cụ này để giải tỏa cảm xúc, cha mẹ và người lớn cần đóng vai trò chủ động hơn trong việc kết nối và đồng hành cùng con trẻ.

Thay vì phán xét, chúng ta nên trò chuyện cởi mở để hiểu vì sao trẻ tìm đến AI. Khuyến khích trẻ duy trì kết nối ngoài đời như gặp gỡ bạn bè, tham gia hoạt động tập thể hoặc đơn giản là trò chuyện trong gia đình. Những tương tác đời thực là nơi trẻ học cách đồng cảm, phản ứng và trưởng thành.

Bài viết liên quan:

  • Đại lý của Nvidia lên tiếng sau tuyên bố của Dược Sĩ Tiến
  • Google phối hợp Bộ Công an ra mắt tính năng cảnh báo số lạ trên Android
  • Mã độc lây lan trong tựa game tuổi thơ Flappy Bird

Để lại một bình luận