Trong một video TikTok thu hút hơn 500 nghìn lượt xem, nhà tâm lý học Basia (sống tại Anh), chủ tài khoản @everupmarketing, cảnh báo rằng mọi chi tiết trong các nhà hàng, từ lọ tiền boa đến bảng thực đơn biệt đặc biệt hàng ngày đều nhằm mục đích thao túng thực khách: “Bạn sẽ bị thúc đẩy, dụ dỗ và điều khiển ngay từ khi bước vào nhà hàng và điều đó có hiệu quả”.

Chuyên gia tâm lý này nêu bật 6 cách biến thực khách thành nạn nhân của chiến thuật thao túng tâm lý khi đi ăn ngoài.

Trong phần chú thích của clip, Basia tưcho biết khi đến nhà hàng, thực khách thường nghĩ rằng họ tự đưa ra quyết định, tuy nhiên thực tế là họ bị điều khiển một cách tinh vi.

Basia đánh cuộc rằng hầu hết mọi người đều từng mắc bẫy ít nhất một trong những “trò gian xảo” này khi đi ăn tối ở ngoài.

Tuy nhiên, bằng cách chú ý hơn đến các chi tiết, từ thiết kế thực đơn đến nhịp độ âm nhạc, bạn có thể nhận ra mánh khóe mà nhà hàng áp dụng.

Mọi Chi Tiết Trong Nhà Hàng Đều Có Mục Đích Thao Túng Thực Khách, Khuyến Khích Họ Chi Tiền.

Mọi chi tiết trong nhà hàng đều có mục đích thao túng thực khách, khuyến khích họ chi tiền.

Một trong những chiêu trò tâm lý được thử nghiệm và kiểm chứng hiệu quả là món ăn luôn có vẻ đắt hơn hẳn so với các món khác.

Trong khi hầu hết khách hàng cho rằng mức giá cao hơn phản ánh đúng đẳng cấp của thịt hoặc giá thành của món ăn, Basia lại cho rằng thực chất đây chỉ là thủ thuật.

“Món ăn đó thực ra không dành cho bạn mà chỉ nhằm mục đích khiến cho những món khác giống như món hời”, cô nói, ám chỉ rằng toàn bộ thực đơn đều có giá quá cao.

Theo nhà tâm lý học, xét đến sự tương phản với món ăn đặc biệt đắt tiền, thực khách dễ dàng chấp nhận mức giá của các món khác và coi đó là hợp lý.

Mức Giá Cao Hơn Có Thể Là Một Chiêu Trò Để Khiến Thực Khách Cho Rằng Phần Còn Lại Của Thực Đơn Có Giá Cả Hợp Lý.

Mức giá cao hơn có thể là một chiêu trò để khiến thực khách cho rằng phần còn lại của thực đơn có giá cả hợp lý.

Tiếp theo, Basia cho biết các nhà hàng thường bỏ tiền mặt vào lọ đựng tiền boa trước khi khách hàng xuất hiện, đây là cách dẫn dắt họ, khiến họ có xu hướng làm theo và cũng đóng góp theo mức riêng của mình. Cô giải thích: “Khi bạn nhìn thấy lọ đựng tiền boa ấy, não bạn sẽ nghĩ, ồ, cho tiền boa là điều mà mọi người thường làm ở đây”.

Tuy nhiên, theo Basia, xét cho cùng, khách hàng có thể cảm thấy mình bị ép phải boa nếu họ tin mọi người khác đều làm như vậy.

Lọ Tiền Boa Đầy Một Nửa Được Trưng Bày Sẽ Gây Áp Lực Buộc Những Khách Hàng Khác Phải Boa Tiền.

Lọ tiền boa đầy một nửa được trưng bày sẽ gây áp lực buộc những khách hàng khác phải boa tiền.

Bảng thông tin về các món ăn đặc biệt hằng ngày có thể chỉ là một cách thú vị để giới thiệu các món ăn mới. Tuy nhiên, Basia cho biết “món đặc biệt hằng ngày” có thể được trưng bày trong nhiều tuần, nhưng thực khách cho rằng đây là món giới hạn, tươi ngon, hiếm có.

Mánh khóe tiếp theo trong danh sách “chiến thuật thuyết phục khách hàng” là nước. Basia chỉ ra rằng người phục vụ thường hỏi: “Ông/bà muốn uống nước không gas hay có gas?” thay vì “Ông/bà có muốn uống nước lọc?”. Điều này ngụ ý rằng thực khách buộc phải trả tiền nước dù họ có ý định gọi hay không.

Cách trình bày thực đơn cũng là một mẹo thao túng. Basia nói rằng ngày càng nhiều nhà hàng ghi giá nhưng không thêm ký hiệu tiền tệ, chẳng hạn như chỉ ghi con số 24 thay vì “£24”.

Theo Basia, khi nhìn thấy ký hiệu tiền tệ, khả năng thực khách nghĩ đến giá của món ăn sẽ cao hơn. Và nếu quá bận tâm đến giá cả, họ có thể quyết định chọn những món rẻ hơn.

Nhiều Nhà Hàng Không Thêm Ký Hiệu Tiền Tệ Vào Giá Món Ăn.

Nhiều nhà hàng không thêm ký hiệu tiền tệ vào giá món ăn.

Cuối cùng, nhà tâm lý học nói về âm nhạc được phát trong các nhà hàng. Cô lập luận rằng, họ phát loại nhạc có tiết tấu chậm hơn khi vắng khách và nhanh hơn khi đông người. Nhịp độ chậm khiến bạn ở lại lâu hơn, nhịp độ nhanh khiến bạn ăn nhanh và khẩn trương rời đi.

Bài đăng của nhà tâm lý này nhanh chóng gây sốt mạng xã hội. Phần lớn mọi người thừa nhận rằng Basia nói rất có lý, một số người nêu những mánh khóe khác mà nhà hàng thường dùng để thao túng khách.

Tuy nhiên không phải ai cũng bị Basia thuyết phục, một người dùng TikTok bình luận: “Có thể điều này đúng ở Bắc Mỹ, nhưng phần lớn không đúng ở châu Âu”. Người khác viết: “Tôi là chủ quán cà phê và nhà hàng ở đây. Tất cả đều không phải như chuyên gia nói”.

Một cư dân mạng bình luận: “Tôi đã làm việc trong ngành dịch vụ khách sạn gần 10 năm và tôi chưa bao giờ nghe nói đến việc sử dụng âm nhạc để điều chỉnh nhịp độ. Chúng tôi luôn chỉ phát loại nhạc mà chúng tôi muốn”.

Theo VTC News