Tôi kết hôn cách đây 3 năm. Vợ tôi kém tôi 1 tuổi.

Gia đình tôi không khá giả, bố mẹ là công nhân lao động, lương cũng chỉ đủ ăn đủ sống. Từ ngày là sinh viên năm nhất, tôi đã làm khá nhiều việc. Sau khi ra trường, công việc của tôi ổn định hơn, thu nhập mỗi tháng khoảng 20-25 triệu đồng.

Từ ngày kết hôn đến giờ, thú thật, tôi đi làm kiếm tiền cũng chỉ để vợ chi tiêu, chứ bản thân tôi không tiêu xài nhiều. Quần áo, giày dép, đi ăn, đi uống, đi chơi đều do vợ tôi chi trả, nhưng thực chất đó cũng là tiền tôi đưa cho cô ấy.

Tôi không quá quan trọng việc vợ chi tiêu thế nào, nhưng tôi luôn nhắc nhở cô ấy cân đối để có tiền tiết kiệm, sau này còn lo cho con cái. Nếu có nhiều hơn thì có thể mua nhà cửa, xe cộ, vì hiện tại hai vợ chồng vẫn đang ở thuê, không có đất đai, nhà cửa gì ngoài cuốn sổ tiết kiệm hơn 400 triệu của cả hai.

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như bố mẹ tôi không vay tiền đầu tư. Nguyên nhân là do ông bà ngày xưa không được đi học nhiều, không có kiến thức đầu tư kinh doanh, nói chung là bị chính người thân, người quen lừa nên đã vay khoảng 900 triệu đồng cùng với tiền tiết kiệm để đầu tư rồi mất trắng. Số tiền 900 triệu kia, lãi mẹ đẻ lãi con, đã lên đến hơn 1 tỷ đồng. Bố mẹ tôi cũng đã xoay sở đủ mọi cách để trả nhưng vẫn còn nợ khoảng hơn 700 triệu đồng.

Bố mẹ chồng muốn vay 400 triệu để trả nợ, con dâu nói một câu khiến chồng 'chết đứng' - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tôi mới đề xuất với vợ rằng có sổ tiết kiệm thì chúng ta trả giúp ông bà một phần, còn lại 300 triệu thì hai vợ chồng chịu khó đi vay rồi cùng ông bà trả. Hơn nữa, số tiền 700 triệu kia thực chất ông bà cũng gọi là vay hai vợ chồng để trả thôi, vì không muốn lãi mẹ đẻ lãi con. Nếu cần thiết, không trả nổi thì ông bà sẽ bán nhà để trả cho hai vợ chồng. Tất nhiên, ai cũng muốn giữ lại nhà chứ không muốn bán vội, nhưng trong lúc ông bà tìm cách thì hai vợ chồng có điều kiện thì nên giúp đỡ ông bà.

Nhưng vợ tôi nói: “Không”. Cô ấy bảo dùng cả sổ tiết kiệm hơn 400 triệu để trả đã là quá nhiều rồi, lại còn phải đi vay thêm 300 triệu giúp nữa. Vợ nói tôi có điều kiện thì chẳng sao, mấy chuyện ấy nằm trong tầm tay, nhưng căn bản hai vợ chồng cũng đi làm công ăn lương, tiết kiệm mãi mới được 400 triệu, mà giờ còn phải đi trả nợ hộ bố mẹ chồng. Vợ tôi không đồng ý.

Vì chuyện ấy mà tôi và vợ cãi nhau, giận nhau cả hai tuần nay không ai nói với ai câu nào. Bố mẹ tôi thì giục vì lãi cũng cao, ông bà cũng sốt ruột.

Tôi chợt nghĩ lại, lúc tôi kiếm tiền, tôi không tiếc vợ. Vợ dùng để ăn chơi, tiêu xài thì tôi không nói, nhưng lúc gia đình tôi có biến cố, thì vợ lại không chấp nhận.

Cuộc sống có lúc này, lúc kia. Có lúc có tiền tiêu nhưng lúc khó khăn cũng phải tiết kiệm. Vợ tôi luôn nói bố mẹ chồng cũng như bố mẹ vợ, nhưng lúc bố mẹ chồng gặp khó khăn thì con lại không giúp đỡ. Tôi thử đặt ngược lại vấn đề là nếu bố mẹ vợ thì sẽ thế nào, nhưng vợ tôi bảo: “Bố mẹ em có làm gì cũng sẽ không cần đến sự trợ giúp của em, mà bố mẹ em cũng không như bố mẹ anh, không biết gì cũng đi vay tiền, đầu tư, tin người…”. Tôi hỏi lại: “Em có chắc không?”. Thế là lại cãi nhau.

Một bên bây giờ là bố mẹ, một bên là vợ. Tôi chẳng biết phải làm sao cho vừa. Tôi cũng muốn giúp bố mẹ lắm vì dù sao cũng là người sinh thành. Còn vợ thì cũng là người sẽ đi cùng tôi một chặng đường dài sau này. Giờ tôi cũng bất lực. 

Không giúp bố mẹ thì lại mang tiếng là bất hiếu, mà vay thì vợ chồng cứ cãi nhau thế này lại thấy có lỗi với vợ. Nếu tự vay cũng được thôi nhưng về bản chất thì vẫn là tiền của hai vợ chồng trả, vì tiền tôi làm bao nhiêu đưa cho vợ hết. Nhưng nếu vay thì tôi sẽ cắt khoản đó để trả tiền vay mà… nhưng vợ tôi vẫn không đồng ý, mặc dù đó là tiền tôi đi làm kiếm ra. 

Tôi đang đau đầu, rối vô cùng, chưa biết phải giải quyết vấn đề này như thế nào để vừa giúp bố mẹ không phải lo nghĩ, mình cũng gỡ được bế tắc này?

Nghỉ hưu, tôi tưởng mình vô phúc khi con trai từ chối sống cùng, nhưng rồi một tai nạn giúp tôi ‘tỉnh ngộ’Khi bước vào tuổi nghỉ hưu, điều khiến tôi tổn thương không phải bệnh tật hay tài chính, mà là sự từ chối nhẹ nhàng của con trai khi tôi ngỏ ý sống chung.
Theo Gia đình và Xã hội