Hơn 10 năm về làm dâu mẹ chồng, chưa khi nào tôi nghĩ, đến lúc bà qua đời, tôi lại cảm thấy hối hận về những việc đã làm với mẹ chồng trong quá khứ như bây giờ…

Tôi là người thiên hạ, lấy chồng về xứ này. Ngày mới cưới, tôi cũng còn nhiều bỡ ngỡ, từ nếp sinh hoạt, khẩu vị khác nhau vùng miền đến thói quen ăn uống trong gia đình nhà chồng.

Hồi ấy, bố chồng tôi còn sống. Ông là người khá gia trưởng nên mọi việc trong nhà luôn phải làm theo ý ông. Năm con gái tôi lên 2, ông phát hiện mắc ung thư phổi, phải duy trì điều trị ở viện kéo dài.

Thời điểm đó, con nhỏ, chồng tôi lại làm ăn sa sút, vợ chồng tôi cũng chẳng hề dư dả. Tiền chạy chữa, thuốc men cho bố chồng tốn kém khiến chúng tôi phải vay mượn khắp nơi. Cuối cùng, tôi đành cắn răng bán hết vàng, nhẫn cưới, kể cả chiếc vòng ngọc và sợi dây chuyền mà mẹ đẻ tặng tôi làm của hồi môn để lấy tiền lo cho bố chồng chữa bệnh. Dù là vậy nhưng sau đó hơn 1 năm, ông vẫn không qua khỏi.

Mẹ chồng vừa qua đời, tôi gục ngã khi phát hiện những thứ này trong ngăn tủ bí mật của bà - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Sau khi bố chồng qua đời, vợ chồng tôi vẫn ở cùng mẹ chồng. Dù giữa tôi và bà không xảy ra mâu thuẫn gì lớn nhưng điều khiến tôi khó chịu nhất với mẹ chồng là khi bố chồng bệnh nặng, bà không hề có trách nhiệm gì cả. Bà không đưa vợ chồng tôi lấy một xu để lo cho chồng bà. Tất cả đều dồn lên vai đứa con dâu là tôi.

Vì vậy, những năm sau này, tôi cũng đem thái độ hằn học mà đối xử lại với bà, thậm chí là cho mình quyền cửa trên mẹ chồng vì là người làm ra kinh tế trong nhà. Những lúc thấy vợ chồng tôi cãi nhau về vấn đề tiền bạc, mẹ chồng tôi chỉ lặng lẽ đứng dậy và không góp ý bất cứ câu nào.

Lúc ấy tôi luôn nghĩ, mẹ chồng sống ích kỷ, có đồng nào cũng chỉ biết giữ cho riêng mình. Đến mức chồng đi viện vẫn không góp một nghìn nào gồng gánh cùng các con. Vậy thì bà có quyền gì để lên tiếng trong căn nhà này.

Nửa năm trước, mẹ chồng tôi bị tai biến nằm một chỗ, tôi cũng chỉ chăm bà cho có trách nhiệm. Có nhiều hôm tôi bận, để bà đói từ sáng cho đến chiều nhưng không hề có chút áy náy. Bởi tôi cho rằng, tôi cũng phải đi làm kiếm tiền chứ không đi chơi nên bà cũng phải thông cảm.

Rồi cách đây 2 tuần, mẹ chồng đã ra đi ngay trong đêm, không một lời trăng trối, không dặn dò gì chúng tôi cả.

Sau khi lo hậu sự cho bà xong xuôi, tôi thậm chí còn cảm thấy nhẹ nhõm như trút được một gánh nặng của cuộc đời mình. Thế nhưng, trong lúc dọn dẹp tủ quần áo của bà, tôi lại thấy lòng mình nặng trĩu hơn bao giờ hết.

Trong chiếc tủ quần áo cũ kỹ của bà, tôi thấy một chiếc hộp gỗ nhỏ được bọc kỹ lưỡng trong nhiều lớp vải bao quanh. Và khi mở ra, tôi như chết lặng khi bên trong là chiếc vòng ngọc và cả sợi dây chuyền vàng mà mẹ đẻ đã tặng tôi làm của hồi môn khi tôi lấy chồng. 

Khoảnh khắc ấy, người tôi như run lên với những thắc mắc tại sao những đồ vật ấy lại ở đây. Tôi đã bán toàn bộ để lấy tiền chữa bệnh cho bố chồng nhiều năm trước rồi mà?

Vội lật kỹ trong hộp, đọc được tờ giấy đã nhàu nằm dưới cùng. Đó là lúc tôi bắt đầu bật khóc.

Hóa ra, chính mẹ chồng là người đã đem toàn bộ số tiền tích cóp dưỡng già của bà để đi chuộc lại vòng và dây chuyền cho tôi. Nhưng bà lại chọn cách không nói. Trong tờ giấy, bà viết bà sẽ giữ chúng hộ tôi, đợi đến khi gần về với tổ tiên, bà sẽ đưa ra coi một món quà bù đắp cho tôi, để tôi có thể trao của hồi môn ấy cho con gái tôi sau này.

Giúp mẹ chồng che giấu bí mật, 3 năm sau, nàng dâu trả giá đắtSau nhiều năm làm dâu tôi mới hiểu, cái gọi là “gia giáo” ở nhà chồng chỉ là một lớp vỏ được tô son trát phấn kỹ càng nhằm che đậy những điều xấu xí bên trong.

Theo Gia đình và Xã hội