Bác sĩ: Có một bài tập cực hay để kiểm soát bệnh tiểu đường

Tuy nhiên, nghiên cứu và ý kiến chuyên gia hiện cho thấy tập luyện sức mạnh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm các biến chứng.

Cụ thể, tập tạ giúp tăng khối lượng cơ và cải thiện khả năng hấp thụ glucose của cơ thể, dẫn đến kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, theo tờ Indian Express.

Sau đây, các chuyên gia chia sẻ lý do tại sao người bệnh tiểu đường nên tập tạ.

Bác sĩ: Có một bài tập cực hay để kiểm soát bệnh tiểu đường- Ảnh 1.

Tập tạ giúp tăng khối lượng cơ và cải thiện khả năng hấp thụ glucose của cơ thể

Ảnh: AI

Tập tạ và kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2

Theo tiến sĩ – bác sĩ Rajiv Kovil, Trưởng khoa Tiểu đường, tại Trung tâm chăm sóc bệnh chuyển hóa Zandra Healthcare (Ấn Độ), tập tạ có thể mang lại lợi ích đáng kể cho bệnh nhân tiểu đường bằng cách tăng khối lượng cơ, hỗ trợ quá trình chuyển hóa glucose.

Cơ bắp cần glucose để tạo năng lượng và càng có nhiều khối lượng cơ, cơ thể càng hấp thụ glucose hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm nhu cầu insulin và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Dùng thuốc giảm đau paracetamol quá liều coi chừng những hậu quả này

Chuyên gia dinh dưỡng Kanikka Malhtora, nhà giáo dục về bệnh tiểu đường, đang làm việc tại Ấn Độ, cho biết nâng tạ cũng cải thiện lưu lượng máu, giảm nguy cơ biến chứng như bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh võng mạc tiểu đường. Hơn nữa, nó giúp kiểm soát cân nặng, giảm huyết áp cao và giảm mức cholesterol – những yếu tố cần thiết để ngăn ngừa bệnh tim, biến chứng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra, tiến sĩ – bác sĩ Surender Pal Singh, Khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện CK Birla, (Ấn Độ) lưu ý rằng, nâng tạ giúp tăng cường hiệu suất thể chất và sự cân bằng, giảm nguy cơ té ngã và biến chứng tiểu đường. Bằng cách tăng cường cơ bắp, tập tạ góp phần hấp thụ glucose tốt hơn, cải thiện đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng.

Bác sĩ: Có một bài tập cực hay để kiểm soát bệnh tiểu đường- Ảnh 2.

Tập tạ cũng góp phần cải thiện đường huyết

Ảnh: AI

Kết hợp nâng tạ vào thói quen của bạn

Bác sĩ Kovil khuyên nên bắt đầu bằng các buổi tập tạ 3 – 4 lần một tuần trong 30 phút. Tăng dần thời gian lên 45 phút khi cơ thể đã thích nghi.

Nên tập cân bằng giữa thân trên và thân dưới để có lợi cho toàn bộ cơ thể. Ví dụ, 2 buổi cho phần thân trên và 2 buổi cho phần thân dưới. Bắt đầu với tạ nhẹ và tăng cường độ khi sức mạnh tăng lên, theo Indian Express.

Bác sĩ Singh khuyên người mới nên bắt đầu với tạ nhẹ và tập trung vào tư thế phù hợp để tránh chấn thương. Cũng cần kết hợp với các bài tập tim mạch để cân bằng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc huấn luyện viên thể dục để có chương trình tập phù hợp và đảm bảo an toàn.

Chuyên gia Malhotra nhấn mạnh tầm quan trọng của tư thế phù hợp, giữ đủ nước và cân bằng giữa việc nâng tạ với các bài tập tim mạch. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo phù hợp với kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường.