Ngày mới với tin tức sức khỏe: Loại đậu giúp giảm cả cholesterol và đường huyết

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bạn nên tập thể dục bao nhiêu phút mỗi ngày là đủ?; Những cách giữ cho thận khỏe mạnh; Phát hiện sức mạnh chống ung thư từ món ăn vặt đơn giản…

Ăn đậu gì để cùng lúc giảm cholesterol và đường huyết?

Để phòng ngừa các bệnh mạn tính như bệnh tim và tiểu đường thì kiểm soát cholesterol và đường huyết là cực kỳ quan trọng. Đậu là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, phù hợp cho cả hai mục tiêu sức khỏe này.

Với hàm lượng chất xơ, protein và các dưỡng chất thiết yếu cao, đậu không chỉ giúp làm giảm cholesterol “xấu” LDL, ổn định đường huyết, mà còn giúp cải thiện sức khỏe trao đổi chất tổng thể.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Loại đậu giúp giảm cả cholesterol và đường huyết - Ảnh 1.

Đậu đen và đậu xanh chứa nhiều dưỡng chất có thể cùng lúc giảm cholesterol và kiểm soát đường huyết

ẢNH: AI

Để giảm cholesterol và kiểm soát đường huyết, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo hãy thường xuyên ăn những loại đậu sau:

Đậu đen. Đậu đen nổi tiếng với hàm lượng chất xơ hòa tan cao. Khi vào đường ruột, chất xơ hòa tan trong đậu đen sẽ liên kết với cholesterol, sau đó đào thải ra ngoài.

Đậu đen còn có chỉ số đường huyết thấp, giúp đường huyết trong máu không tăng đột biến sau bữa ăn. Ngoài ra, hàm lượng các chất chống ô xy hóa và dưỡng chất thực vật trong đậu đen cũng giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm

Đậu thận. Đậu thận giàu chất xơ hòa tan và tinh bột kháng. Cả hai dưỡng chất này đều góp phần giảm hấp thu cholesterol trong ruột.

Chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng protein cao của đậu thận giúp ổn định lượng đường trong máu. Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy ăn đậu thận thường xuyên còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa bệnh chuyển hóa. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 30.4.

Bạn nên tập thể dục bao nhiêu phút mỗi ngày là đủ?

Các thói quen tập thể dục thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các bộ phận cơ thể được nhắm mục tiêu, loại bài tập và tình trạng sức khỏe tổng thể của từng người.

Đối với người khỏe mạnh, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ít nhất 150 phút tập luyện vừa phải mỗi tuần là đủ để duy trì sức khỏe tốt. Tuy nhiên, tập thể dục mạnh mẽ trong khoảng 25 – 30 phút mỗi ngày cũng có thể mang lại lợi ích đáng kể.

 - Ảnh 2.

Bác sĩ khuyên nên duy trì tập luyện hằng ngày, gồm đi bộ, đạp xe, yoga hoặc rèn luyện sức mạnh

Ảnh: AI

Bác sĩ Anup Khatri, cố vấn cao cấp về chỉnh hình tại Bệnh viện Gleneagles, Parel, Mumbai (Ấn Độ), trả lời: Đối với hầu hết mọi người, ít nhất 30 phút tập vừa phải mỗi ngày là đủ để giữ dáng và hỗ trợ sức khỏe tim mạch,

Ông giải thích: Nếu mục tiêu là giảm cân hoặc tăng sức bền, thì có thể kéo dài thời gian tập lên ít nhất 60 phút.

Với người bận rộn, ngay cả 25 phút hoạt động tập trung, cường độ cao cũng có thể giúp giải tỏa căng thẳng và bình tĩnh lại.

Bác sĩ Khatri khuyên: Nên duy trì tập luyện hằng ngày, gồm đi bộ, đạp xe, yoga hoặc rèn luyện sức mạnh. Cũng có thể kết hợp tập tim mạch với tập sức mạnh trong tuần để có thể lực cân bằng. Hơn nữa, hãy lắng nghe cơ thể. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 30.4.

Những cách giữ cho thận khỏe mạnh

Thận là cơ quan quan trọng lọc chất thải từ máu và sản xuất hormone. Người bị bệnh thận mạn tính nếu không được điều trị dễ dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, thậm chí là chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Theo tiến sĩ – bác sĩ Vasil Peev, chuyên khoa thận, Trung tâm Y tế Đại học Rush (Mỹ), suy thận mạn tính là một trong những bệnh nghiêm trọng, do đó, việc can thiệp sớm và phòng ngừa căn bệnh này là rất quan trọng.

Dưới đây là những cách giúp bảo vệ quả thận của bạn.

 - Ảnh 3.

Bệnh thận mạn tính nếu không được điều trị dễ dẫn đến bệnh tim, đột quỵ

ẢNH: AI

Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng. Các triệu chứng của bệnh thận không phải lúc nào cũng dễ nhận thấy, 40% những người bị suy giảm chức năng thận nghiêm trọng không biết rằng họ bị suy thận. Do đó, điều quan trọng là phải biết liệu bạn có nguy cơ mắc căn bệnh này hay không. Các yếu tố nguy cơ của suy thận có thể bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường.
  • Béo phì.
  • Huyết áp cao.
  • Bệnh tim.
  • Tuổi tác (60 tuổi trở lên).
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh thận.

Tiến sĩ Peev khuyên mọi người nên theo dõi các đợt khám sức khỏe định kỳ hằng năm với bác sĩ để phát hiện bệnh thận ở giai đoạn đầu, từ đó giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Duy trì chế độ ăn uống và cân nặng lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy, việc tuân theo các chế độ ăn uống “thân thiện với thận” và tập thể dục thường xuyên sẽ tăng khả năng bảo vệ thận khỏi các nguy cơ gây tổn thương.

“Chế độ ăn uống lành mạnh cho thận có hàm lượng natri và carbohydrate thấp, bao gồm nhiều trái cây và rau quả. Nếu bạn tuân thủ chế độ ăn kiêng này một cách nhất quán, nó có thể ngăn ngừa tăng cân, béo phì, huyết áp cao và tiểu đường – những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh thận”, tiến sĩ Peev nói. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!