Danh họa Bùi Trang Chước (21/5/1915-21/5/2025) là họa sĩ tài năng của nền hội họa, một bậc thầy trong nghệ thuật đồ họa Việt Nam. Cả cuộc đời nghệ thuật của mình, ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, mang giá trị sử dụng lớn, trong đó tiêu biểu là mẫu Quốc huy Việt Nam.
Kỳ tài của nghệ thuật hội họa
Họa sĩ Bùi Trang Chước tên thật là Nguyễn Văn Chước, sinh ngày 21/5/1915 tại thôn Phú Xá, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), thành phố Hà Nội.
Từ năm 1936-1941, ông học và tốt nghiệp xuất sắc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa 11. Ra trường, ông được mời về giảng dạy tại Trường Kiến trúc Đà Lạt. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, họa sĩ Bùi Trang Chước cùng gia đình chuyển ra Hà Nội và giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến, ông lên Việt Bắc theo cách mạng, giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Liên khu Việt Bắc.

Ngoài việc giảng dạy, họa sĩ Bùi Trang Chước dành nhiều thời gian sáng tác. Ông là một trong những họa sĩ Việt Nam đầu tiên vẽ mẫu tem thư (từ trước năm 1945), nên được xem là “ông tổ vẽ tem thư Việt Nam”. Sự sáng tạo hình mẫu với các họa tiết tinh vi và siêu nhỏ được ông vẽ bằng tay đã tạo nên sự độc đáo cho mỗi con tem sống mãi với thời gian. Đó là những bức tem thư Việt Nam dân chủ cộng hòa nối liền liên lạc và mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới; là những bộ tem nổi bật như: “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản đồ Việt Nam” (1951); “Chiến thắng Điện Biên Phủ” (1954); “Mạc Thị Bưởi” (1956); “Chùa Một Cột” (1957); “Thương binh Việt Nam” (1958); Bộ tem “Lăng Hùng Vương” (1960)… Đây là những bộ tem quý, có giá trị thẩm mỹ cao được vẽ công phu, tỉ mỉ, đạt đến trình độ “bậc thầy” của ngành đồ họa.
Một dấu ấn nổi bật khác họa sĩ Bùi Trang Chước là sáng tác các mẫu huân, huy chương, ghi nhận những chiến công rực rỡ, những thành quả lao động đáng tự hào với mỗi tập thể, cá nhân được trao tặng, như: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Kháng chiến… Ông cũng là tác giả của các loại huy hiệu, trong đó có Huy hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ cho chuyến bay vào vũ trụ của Việt Nam-Liên Xô năm 1980 mà anh hùng Phạm Tuân đã mang lên vũ trụ. Ông cũng là người vẽ biểu tượng của Tổng công đoàn Việt Nam, nay là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, biểu tượng kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ… Đặc biệt, bố cục mặt tiền Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là thiết kế của ông. Các mẫu này sẽ mãi mãi trường tồn cùng đất nước.

Mẫu Quốc huy của danh họa Bùi Trang Chước, tư liệu gia đình của danh họa.
Một đóng góp lớn nữa của họa sĩ Bùi Trang Chước là sáng tác các mẫu tiền đồng cho ngành ngân hàng Việt Nam và Nhà nước Lào. Từ năm 1951, ông được điều về Nhà in Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đảm trách nhiệm vụ vẽ tiền và làm giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội cho đến lúc nghỉ hưu năm 1976 (trừ một số thời gian ông đi biệt phái thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt của cách mạng). Do tính chất công việc, ông thường giữ bí mật với cả vợ, con. Cả đời ông sống âm thầm, lặng lẽ với cây bút vẽ.
Ông còn có nhiều tác phẩm hội họa để đời như tranh bột màu và tranh lụa “Thiếu nữ”; các tranh sơn khắc phong cảnh thiên nhiên như “Vịnh Hạ Long”, “Chùa Thầy” và phong cảnh “công nghiệp” như: “Khu gang thép Thái Nguyên”; “Thủy điện Thác Bà”; “Phong cảnh chùa Thầy”… Những tác phẩm này hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam.
“Tôi vẽ mẫu Quốc huy”
Cùng với Quốc ca, Quốc kỳ, Quốc huy Việt Nam là một trong những biểu tượng thiêng liêng, tự hào thể hiện đầy đủ và súc tích về đất nước và con người Việt Nam, về cội nguồn, ý chí và về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam. Quá trình hình thành, ra đời của Quốc huy Việt Nam là câu chuyện đặc biệt gắn liền với lịch sử đất nước và hành trình đấu tranh, bảo vệ dân tộc, đồng thời cũng là câu chuyện đầy thú vị, gắn với cuộc đời, sự nghiệp của người họa sĩ tài ba Bùi Trang Chước.

Tổng Bí thư Tô Lâm xem các tác phẩm hội họa tại nhà cố họa sĩ Bùi Trang Chước. Ảnh: TTXVN
Việc sáng tác Quốc huy Việt Nam được tiến hành vào những năm 1950 khi nước ta mở rộng quan hệ với các nước, khẳng định chủ quyền dân tộc thông qua hoạt động ngoại giao. Ngày 28/1/1951, Bộ Ngoại giao có công văn gửi Ban Thường trực Quốc hội về việc sáng tác Quốc huy. Ngay sau đó, cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy được phát động và thu hút đông đảo họa sĩ trong cả nước tham gia. Trong số các bản vẽ tham dự cuộc thi sáng tác, 15 bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước được chọn, trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10/1954.
Trong bản Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” viết ngày 26/4/1985, họa sĩ Bùi Trang Chước đã kể về hành trình sáng tạo mẫu Quốc huy của mình. Theo đó, ông đã vẽ 112 bản phác thảo mẫu (gồm 57 bản chì và 55 bản màu) từ năm 1953-1955. Họa sĩ viết: “Năm 1953, nhân dịp Nhà in Bộ Tài chính biệt phái tôi một thời gian để vẽ mẫu Bằng và Huân chương cho Chính phủ, đồng chí Trịnh Xuân Côn, Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng phụ trách bộ phận Huân chương, đã đưa cho tôi một số mẫu Quốc huy của các nước xã hội chủ nghĩa làm tài liệu tham khảo để tôi phác thảo mẫu Quốc huy của ta.
Qua nghiên cứu Quốc huy của bạn, đều dùng những bông lúa hoặc liềm, búa hay bánh xe để tượng trưng cho công-nông nghiệp. Về nội dung bên trong dùng hình tượng mang đặc điểm của đất nước, dân tộc mình. Dựa trên những gợi ý đó, tôi phác thảo một số mẫu về hình dáng khác nhau, cũng dùng những bông lúa Việt Nam và cái đe hoặc bánh xe, tượng trưng cho công-nông nghiệp. Về nội dung bên trong, tôi dùng hình tượng cây tre hoặc con trâu. Song thấy cây tre, con trâu ở một số nước Á đông khác cũng có, tôi lại dùng địa danh lịch sử, như: Đền Hùng, Gò Đống Đa, Ô Quan Chưởng hoặc Khuê Văn Các, Chùa Một Cột, Tháp Rùa… Nhưng tôi thấy các phác thảo đó về hình dáng còn rắc rối, cầu kỳ và nội dung cũng chưa được ổn…
Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam cuối cùng của tôi hồi đó là trình bày theo hình tròn, hai bên chung quanh là các bông lúa Việt Nam, có mấy bông rủ vào bên trong ôm cái đe ở giữa phía dưới, tượng trưng cho công-nông nghiệp, dưới đe là dải lụa sau này có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai đầu dải lụa quấn hai bên bông lúa từ dưới lên mỗi bên hai đoạn.
Ở giữa phía trên trong nền là ngôi sao vàng trên nền đỏ. Dưới ngôi sao gần giữa trung tâm nền là vòng cung mặt trời, có tia chiếu sáng chung quanh, gợi nên hình ảnh của buổi bình minh.
Toàn bộ Quốc huy tôi dùng hai màu vàng và đỏ. Khi thực hiện sơn mài là sơn son thếp vàng, màu cổ truyền hoành phi câu đối của ta hay dùng.
Các mẫu này sau đó được trình Bác Hồ, Bác chọn góp ý: Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại”…
Sau khi chỉnh sửa theo góp ý của Bác Hồ, trong Di bút của mình, họa sĩ Bùi Trang Chước viết: “Mẫu Quốc huy lần này tôi cũng vẽ hình tròn, chung quanh hai bên có thêm những bông lúa kéo dài lên trên tiếp giáp với nhau ở đỉnh trục đường vòng tròn, hai bên vẫn giữ những bông lúa rủ xuống vào trong ôm lấy bánh xe thay cho cái đe, ở phía dưới, dải lụa ở giữa có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai đầu dải lụa vẫn quấn lên các bông lúa mỗi bên hai đoạn, gốc các bông lúa bắt chéo nhau tạo thành đế Quốc huy thót hai đầu cho gọn.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Bí Thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng các con của cố họa sĩ Bùi Trang Chước xem lại các tác phẩm hội họa của ông. Ảnh: TTXVN
Phía bên trong nền là ngôi sao, dưới ngôi sao để trống cho thoáng, không có mặt trời và tia chiếu sáng chung quanh. Về màu sắc, riêng nền bên trong Quốc huy và giải lụa là màu đỏ, còn các hoạ tiết khác, như: các bông lúa, ngôi sao và bánh xe đều là màu vàng”…
Mẫu Quốc huy sau khi chỉnh sửa đã được Trung ương duyệt và có ý kiến chỉ đạo chỉnh sửa một số chi tiết nhỏ. Nhưng khi đó, họa sĩ Bùi Trang Chước nhận nhiệm vụ tuyệt mật của Chính phủ là vẽ và in tiền, do vậy, việc chỉnh sửa một vài chi tiết này đã được giao cho họa sĩ Trần Văn Cẩn thực hiện.
Đến ngày 14/1/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 254-SL về việc ban bố mẫu Quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Kèm theo đó là Phụ lục số 1 và 2 in mẫu vẽ Quốc huy có tô màu vàng kim nhũ và Quốc huy không tô màu.
Sau khi đất nước thống nhất, ngày 2/7/1976, Quốc hội khóa VI quyết định chọn Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mẫu Quốc huy được sửa đổi phần Quốc hiệu: dải lụa mềm phía dưới mang dòng chữ in hoa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiến pháp năm 2013 mô tả Quốc huy tại khoản 2 Điều 13 như sau: “Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Với giá trị và ý nghĩa to lớn, năm 2021, Bộ sưu tập bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của danh họa Bùi Trang Chước được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia. Bộ sưu tập hiện lưu giữ tại Trung tâm Lữu trữ quốc gia, Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước.
Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 6) với các tác phẩm: thiết kế mẫu Quốc huy Việt Nam, thiết kế mẫu “Huân chương” – Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động và tác phẩm “Khu gang thép Thái Nguyên”.
Họa sĩ Bùi Trang Chước cũng được Trung tâm tiểu sử quốc tế Cambridge của Liên hiệp Vương quốc Anh vinh danh vì sự nghiệp cống hiến của ông trong hội họa; có tên trong danh sách “Danh nhân quốc tế” của tổ chức Who’s Who (Ai là Ai) xuất bản lần thứ 13 (năm 1999) và trong danh sách “Những người xuất chúng vì quốc tế” xuất bản lần thứ 7 (năm 1998).
Năm 1992, họa sĩ Bùi Trang Chước yên nghỉ trên quê hương Phú Thượng, Hà Nội. Cạnh đó là con phố yên bình mang tên ông.
Cả cuộc đời danh họa Bùi Trang Chước là một hành trình sáng tạo không mệt mỏi, không màng đến lợi danh, là biểu tượng cho sự dâng hiến hết mình của người nghệ sĩ. Họa sĩ Lê Lam khi nhận định về thầy của mình đã nói: “Nghệ thuật của họa sĩ Bùi Trang Chước là sự kết tinh một cách tài tình biệt tài của họa sĩ với lòng yêu nước sâu sắc mang đậm bản sắc Việt Nam”.
Với những đóng góp và công lao cho đất nước và nền nghệ thuật nước nhà, họa sĩ Bùi Trang Chước đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhất của Nhà nước ta và Huân chương cao quý của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Sau 00h00 ngày 16/5/2025: Chúc mừng 3 con giáp muốn nhà có nhà, muốn xe có xe, tiền vô bạc tỷ
Th5
Giải thưởng Khoảnh khắc nghề báo – cuộc thi “chúng ta nói về chúng ta”
Th5
Việt Nam nỗ lực, phấn đấu đạt được các chuẩn mực quốc tế
Th5
ProShow xuân này con không về
Th4
Không chỉ có điện thoại, Xiaomi có cả hệ sinh thái phụ kiện giá tốt, tha hồ để bạn lựa chọn
Th5
9 hiểu lầm khi chăm sóc tóc
Th5
Trung tâm giới thiệu nghề đúc đồng thành nơi nhốt bò
Th5
Nhà lập pháp Mỹ kêu gọi chặn hệ điều hành HarmonyOS của Huawei mở rộng ra toàn cầu, coi đó là “mối đe dọa an ninh quốc gia”
Th5
1 tỷ USD cho… 6 máy bay trực thăng Chinook
Th5
Phim Trung Quốc mới chiếu đã gây sốt vì quá hay: Nữ chính có cảnh khóc đầy mỹ cảm, đang viral khắp MXH
Th5
Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách
Th5
Sống Trong Nỗi Nhớ
Th4
Vợ Đức Tiến nhận tin nhắn khiếm nhã đòi hẹn hò
Th5
1.774 xe có biển số sau nhanh chóng nộp phạt nguội theo Nghị định 168
Th5
CHUYỆN MA CHÚ 3 DUY | TẬP 533: XÀ TINH KHMER ĐỎ (Phần 11: Quỷ nuốt hà bá)
Th5
Huyện Phú Xuyên triển khai công tác Đại hội Đảng và sắp xếp cán bộ cấp xã
Th5
黄婷婷下嫁呆郎引群妖对决#shorts
Th5
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi
Th5
Google đang khiến người hâm mộ Samsung có thể “sướng rân người”
Th5
realme Neo 7 Turbo với chip Dimensity 9400e ra mắt trong tháng này, đối đầu iQOO Z10 Turbo Pro và Redmi Turbo 4 Pro
Th5
[Computex 2025] Acer ra mắt loạt laptop Swift với thiết kế tối ưu, hiệu năng ấn tượng
Th5
Mẹ biển – Tập 41: Hai Tánh thuyết phục Đại về nhà
Th5
Thủ tướng yêu cầu tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại
Th5
HÒA TẤU GUITAR HAY NHẤT THẾ GIỚI – Những Bản Nhạc Guitar Không Lời Hay Nhất 80’s 90’s
Th5
Ngỡ ngàng: Hoa hậu Ý Nhi trượt top 20 sau 1 tuần nhập cuộc Miss World
Th5
Skype chính thức bị khai tử từ hôm nay
Th5
KHI PHẢI QUÊN ĐI -QUANG HÙNG MIXXING | live 1
Th4
NHẠC NGHE TRÊN XE 🎧 VIET DEEP 2024 – MIXTAPE HOUSE LAK SET NHẠC CŨ 9X – DEEP HOUSE CHILL 8X9X
Th5
Nhận định, soi tỷ lệ Al Fateh vs Al Hilal 22h55 ngày 16/5, vòng 32 Saudi Pro League
Th5
Nam diễn viên ‘Phong Vân’ bị chuốc thuốc
Th5
ENG SUB《斗罗大陆2绝世唐门》EP99 | 霍雨浩遇险,神王唐三现身乾坤问情谷阻止邪神,伊莱克斯返场!!王冬儿为霍雨浩献祭! | 腾讯视频 – 动漫
Th5
Tuổi 20 của những quân nhân lần đầu duyệt binh ở Nga
Th5
EM LÀM GÌ TỐI NAY | QUANG HÙNG
Th4
Hứa Thật Nhiều Thất Hứa Thật Nhiều QUANG HÙNG
Th4
Phối hợp liên chuyên khoa trong tiêm chủng: Khám bệnh – tiêm ngừa không thừa một phút
Hồ Ngọc Hà từng chia sẻ bí kíp để toát lên chất ‘sang, xịn, mịn’, tiết lộ luôn 1 câu về con cái mà ai nấy xin vía
Th5
Người trẻ Việt Nam đang tiêu thụ đường vượt khuyến nghị của WHO
Th5
Mua vé số cào đúng ngày sinh nhật, người phụ nữ trúng 130 tỷ đồng
Th5
Cháy ở trường học, gần 20 xe máy bị thiêu rụi
Th5
Bổ nhiệm Trợ lý Phó Chủ tịch Quốc hội
Th5
Thêm nhiều sách mới được phát hành nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch
Th5
3 tháng trước còn tranh bắt hoa cưới với Lý Nhã Kỳ nay Hồ Quỳnh Hương đã lên xe bông
Th5
Hơn 200 tấn xi măng xây dựng nông thôn mới bị hư hỏng
Th5
Máy đập vỡ nguyên tử lớn nhất thế giới biến chì thành vàng và phá hủy trong chớp mắt
Th5
Đại biểu Quốc hội chuyên trách được hỗ trợ 100% lương hiện hưởng
Th5
Huawei ra mắt Nova 14: Loạt smartphone đầu tiên chính thức “đoạn tuyệt” với Android, sạc nhanh 100W, giá từ 9.7 triệu đồng
Th5
Bắc Kạn thực hiện quy trình bầu bổ sung 1 Phó Bí thư Tỉnh ủy
Th5
Cách lưu ảnh trên máy tính từ nhiều nguồn miễn phí không vỡ nét
Th5
CHILLCOVER | AI CHO TÔI TÌNH YÊU | QUANG HÙNG STUDIO
Th4
MIXXING COVER QUANG HÙNG gặp ! như , không ở lại
Th4
¡El Hueso Supremo absorbe el nirvana divino y renace!| Perfect World Episódio| WeTV
Th5
¡Oscar volvió con fuerza después de su experiencia!🔥 | Continente Douluo (Soul Land) | WeTV
Th5
‘135 chuyện kể về Bác Hồ’: Chân dung vị lãnh tụ qua lời kể chân thực của các nhân chứng lịch sử
Th5
‘Ái nữ đắt giá nhất showbiz’, hưởng cuộc sống xa hoa từ thuở mới lọt lòng
Th5