Những thiếu nữ tay súng, tay cày giữ đất, giữ làng; những chuyến tàu vượt mưa bom, chở bao thế hệ sinh viên “gác bút nghiên ra trận”; những lá đơn viết bằng máu ở tuổi đôi mươi… Đó là những ký ức không thể nào quên được kể lại trong chương trình giao lưu “Hà Nội – Ý chí và niềm tin chiến thắng” diễn ra mới đây.
Do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức, sự kiện có sự xuất hiện của một số chứng nhân lịch sử – những người từng tham gia các phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ, phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên mà Hà Nội là cái nôi khởi nguồn.
Giữ được đập là giữ được Hà Nội
Xuất hiện tại chương trình, bà Đặng Thị Ty (nguyên Trung đội trưởng Trung đội Dân quân đập Phùng) mang trên ngực áo rất nhiều huy hiệu. Trong đó, Huy hiệu Chiến thắng 5-8 là kỷ vật đặc biệt thiêng liêng với người nữ dân quân này, gắn liền với chiến thắng đầu tiên của quân dân miền Bắc sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964, khi Mỹ bắt đầu dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc.

Bà Đặng Thị Ty đứng bên bức ảnh chụp mình chiến đấu tại đập Phùng năm 1972
“Thời ấy, đeo Huy hiệu Chiến thắng 5-8 đi Hà Nội, không phải mua vé xe, đứng xếp hàng đông cũng được nhường lên trước. Phải những người tham gia chiến đấu, có nhiều thành tích mới được huy hiệu này” – bà bộc bạch.
Bà Ty hồi tưởng về những năm tháng chiến đấu quên mình. Khi ấy, bà mới 19 tuổi, một cô gái vùng quê Đan Phượng, được chọn vào Trung đội Pháo cao xạ 12 ly 7, đơn vị duy nhất của huyện thời bấy giờ.
Trong hoàn cảnh thanh niên đi chiến đấu hết, phong trào Ba đảm đang lan rộng mạnh mẽ. Những người phụ nữ như bà Ty vừa cày ruộng, làm nông, vừa cầm súng tập ngắm, luyện bắn giữa tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời Thủ đô.

Dân quân Đặng Thị Ty (phải) trên trận địa bảo vệ đập Phùng năm 1972. Ảnh: Thái Ngọc Linh
Đầu năm 1965, khi đập Phùng trở thành 1 trong những mục tiêu chiến lược bị đe dọa đánh phá, 12 chị em phụ nữ tuổi 18 – 19 trong trung đội được giao nhiệm vụ trực chiến tại đập Phùng với khẩu pháo cao xạ 12 ly 7. Trong số đó, bà Ty – người vừa được kết nạp Đảng – được phân công làm nhiệm vụ trực chiến suốt ngày đêm.
“Chị em chúng tôi quyết tâm lắm! Ngày thì làm cỏ, cấy lúa, nuôi bèo hoa dâu, đêm thì đào mương tiêu và sẵn sàng chiến đấu” – bà kể lại- “Ban đầu tập bắn khó lắm! Súng 12 ly 7 nặng, lạ, mình còn bỡ ngỡ. Nhưng chúng tôi quyết tâm, vì đó là trận địa sống còn để bảo vệ Thủ đô”.
Nơi họ chốt giữ là đập Phùng – điểm phân lưu chiến lược của đê sông Hồng. Nếu đập bị đánh trúng, nước lũ sẽ tràn vào, đe dọa toàn bộ tuyến giao thông huyết mạch giữa Hà Nội và Sơn Tây – thời điểm ấy còn chưa có cầu Phùng. Họ hiểu, giữ được đập là giữ được Hà Nội.

Dân quân ngoại thành Hà Nội vừa sản xuất vừa chiến đấu năm 1972. Ảnh: Trung tâm lưu trữ quốc gia III
Tinh thần quyết chiến của những nữ dân quân đập Phùng không đến từ sự bột phát. Ngay từ năm tháng tuổi trẻ, những cô gái như bà Ty đã được hun đúc lý tưởng sống và niềm tin vào kháng chiến. Bà kể, mỗi dịp 2/9, bà lại cùng bạn bè rủ nhau đi bộ thành từng tốp hàng chục cây số xuống Hà Nội từ sáng hôm trước để nhận chỗ xem duyệt binh.
“Thấy đoàn các chị em phụ nữ mặc áo nâu, đội khăn mỏ quạ, đeo súng trường K44 đi qua, chúng tôi thấy kính phục lắm! Mấy chị em nhìn nhau, bảo sau này lớn lên, nhất định cũng phải cố gắng được như thế” – bà hồi tưởng.
“Thời đó, viết đơn bằng máu là cách phổ biến để thể hiện lòng yêu nước và sự tha thiết muốn tham gia chiến đấu” – ông Nguyễn Tài Triệu.
Những chuyến tàu “gác bút nghiên ra trận”
Cùng với những nữ dân quân đập Phùng, trong lòng Hà Nội còn có những người phụ nữ ngày đêm thầm lặng đồng hành cùng những đoàn tàu xuyên qua bom đạn ra trận. Họ không trực tiếp cầm súng, nhưng mỗi đêm hành quân trong đêm tối, rồi mỗi lần giơ cao đèn tín hiệu giữa bầu trời đầy máy bay địch là một lần họ đặt tính mạng giữa lằn ranh sống còn, để giữ cho mạch máu hậu phương – tiền tuyến không ngừng chảy.

Sản xuất và chiến đấu năm 1972 ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Trung tâm lưu trữ quốc gia III
Đó là câu chuyện của nữ trưởng tàu Nguyễn Thị Sang. Khi mới 20 tuổi, vừa tốt nghiệp Trường Giao thông vận tải Đường sắt đúng vào thời điểm cả nước sục sôi chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân 1968, bà được giao nhiệm vụ làm Trưởng tàu – phụ trách tổ tàu Ba đảm đang thuộc ngành Đường sắt Việt Nam, với 8 thành viên, tất cả đều là nữ. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo an toàn cho đoàn tàu quân sự từ Hà Nội hành quân vào Nam, chở theo bộ đội, khí tài chiến đấu và trên đường về tiếp nhận thương binh từ chiến trường chuyển ra Bắc điều trị.
“Tàu chiến thời ấy toàn chạy vào ban đêm. Không như bây giờ có điện sáng trưng, ngày đó chúng tôi chỉ dùng những đèn bão nhỏ nhoi để dò đường. Tất cả phải kín đáo, phải nhanh và phải cực kỳ cảnh giác để tránh máy bay địch” – bà Sang nhớ lại.
Tuyến đường phía Nam – qua cầu Hàm Rồng, ga Vinh, cầu Cấm – là những điểm nóng liên tục bị không quân Mỹ đánh phá. Với vai trò trưởng tàu, bà vừa điều phối công việc tổ tàu, vừa liên tục theo dõi diễn biến trên trời, sẵn sàng xử lý tình huống bất ngờ.

Bà Nguyễn Thị Sang (trái), nhà báo Tạ Bích Loan và bà Đặng Thị Ty tại chương trình “Hà Nội – Ý chí và niềm tin chiến thắng”
Trên tay chiếc đèn tín hiệu, kỷ vật giữ bên mình hơn 50 năm qua, bà kể: “Nếu có máy bay địch, tôi giơ đèn màu đỏ lên, quay tròn để ra hiệu dừng tàu khẩn cấp. Nếu chưa kịp dừng, tôi sẽ giật van hãm trên toa để dừng tàu, rồi tổ chức sơ tán chiến sĩ ra khỏi đoàn tàu. Khi báo yên, lại thổi còi, giơ đèn màu xanh, đưa người trở lại tàu để tiếp tục hành trình”.
Giữa những đoàn tàu thời chiến khẩn trương đó, có những chuyến đi đã trở thành ký ức không thể phai mờ với bà Sang. “Tôi nhớ nhất một chuyến tàu đặc biệt, 15 toa toàn sinh viên các trường đại học ở Hà Nội như: Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kinh tế Quốc dân… Có đồng chí mới năm nhất, có người sắp ra trường. Nhưng tất cả đều “gác lại bút nghiên”, nghe theo tiếng gọi của đất nước để lên đường vì miền Nam ruột thịt”.

Bộ đội và dân quân tự vệ đứng trên xác máy bay B52 bị bắn rơi ở Hà Tây, năm 1972. Ảnh: Trung tâm lưu trữ quốc gia III
Và lá đơn tình nguyện viết bằng máu
Ở một câu chuyện khác, Hà Nội – nơi phong trào Ba sẵn sàng lan rộng – đã chứng kiến không ít những thanh niên dù chưa thể lên đường, nhưng trái tim của họ đã ở nơi chiến trận từ lâu.
Ông Nguyễn Tài Triệu, khi ấy mới 16 tuổi, vừa rời ghế phổ thông cơ sở, là 1 trong những thanh niên như thế. Chưa đủ tuổi nhập ngũ, nhưng như nhiều bạn bè đồng trang lứa, ông vẫn quyết tâm bằng mọi cách để được ra trận.

Ông Nguyễn Tài Triệu (giữa) kể về những ký ức lịch sử của mình
“Năm 1965, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, không khí sục sôi lắm! Thanh niên các tỉnh, đặc biệt là Hà Nội, xuống đường mít tinh để biểu thị lòng căm thù giặc Mỹ và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước” – ông nhớ lại.
Trong bối cảnh đó, Thành đoàn Hà Nội phát động phong trào Ba sẵn sàng: Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu Tổ quốc cần. Hưởng ứng lời kêu gọi, từng đoàn, từng tốp thanh niên Thủ đô rầm rập chạy trên khắp các con phố, hô vang khẩu hiệu chống Mỹ, nêu cao tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam thời chiến.
“Chúng tôi hòa vào dòng người ấy. Nhưng lúc đó tôi mới 16 tuổi, mới học xong lớp 9, nên không được nhận vào quân đội. Không cam lòng, anh em chúng tôi rủ nhau viết đơn bằng máu để bày tỏ quyết tâm” – ông Triệu chia sẻ – “Thời điểm đó, viết đơn bằng máu là cách phổ biến để thể hiện lòng yêu nước và sự tha thiết muốn tham gia chiến đấu và ủng hộ phong trào của Đoàn Thanh niên”.
Sau này, ông Nguyễn Tài Triệu chính thức nhập ngũ, chiến đấu tại chiến trường miền Nam, từng bị thương nặng 2 chân, bị địch bắt và đày ra Phú Quốc. Suốt những năm tháng ấy trong ký ức ông, Hà Nội vẫn là nơi bắt đầu và hun đúc nên một thế hệ không chờ đến tuổi mới trưởng thành. Họ trưởng thành bằng chính niềm tin vào lý tưởng của thời đại mình sống.
Hành khúc của tuổi trẻ
Trong trí nhớ của người nữ trưởng tàu Nguyễn Thị Sang, những toa tàu ra mặt trận vẫn ngân vang những bài ca cách mạng như Hà Nội – Huế – Sài Gòn. Hòa cùng tiếng bánh sắt rít trên đường ray, đó như là một hành khúc của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, quyết tâm.
[THUYẾT MINH] Kho Báu Nơi Vực Sâu | Kho báu mãng xà, bí mật Ai sẽ sống sót? | Phim Lẻ YOUKU
Top Hits Mashup Nhạc Xưa 8x9x Đời Đầu Triệu View Hot TikTok ♫ Nhạc Trẻ 8x9x Nói Không Với Quảng Cáo
5 sai lầm khi mua smartphone cao cấp, người dùng cần tránh
Đúng giờ Ngọ 3 khắc ngày 17/4/2025, 3 con giáp hứng lộc mỏi tay, tiền bạc thăng tiến
Những cách giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ
Cha tôi, người ở lại đóng máy sau 7 tháng, Ngọc Huyền khóc nức nở
‘Anh trai’ Rhyder gặp vấn đề về sức khỏe
4 cách tạo tài khoản email nhanh chóng, an toàn, miễn phí
BS.CKII Phan Văn Thái: ‘Tôi hạnh phúc trong từng ca mổ tại Bệnh viện FV’
Hồ sơ Công tố – Kiểm sát: Chương trình chính luận điều tra mới trên sóng VTV1
Novoland: Pearl Eclipse| Clip EP34 | So romantic! Fang Zhu proposed to Haishi!| WeTV | ENG SUB
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công
realme 14T 5G được ấn định ra mắt: Màn hình sáng 2100 nits, pin 6.000mAh và hơn thế
Sự thật xúc động về mâm cơm chiến sỹ trong lễ giỗ của người miền Tây
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025
KHÓC COVER CHILL QUANG HÙNG
ベット 癒しのフルート – ストレスや不安を取り除き、心を落ち着かせます – 負のエネルギーを追い出します – 癒しの音楽, 睡眠音楽, 浄化音楽, 瞑想音楽 #shorts #浄化音楽 #癒し
Top MV 100 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Bắc Bling đạt kỷ lục thần tốc vẫn chưa thể vượt qua 2 “ngọn núi” này
[ Tập 1448 ] ÁC LINH – Chuyện Tâm Linh
Một Khúc Dân Ca Một Câu Quan Họ – Từ Như Tài || Dân ca Quan Họ Bắc Ninh Hay Nhất 2021
#CHILL | NO NAME | QUANG HÙNG
6 phim lãng mạn Hàn có cảnh quay gây ám ảnh: Xem mà không khóc, bạn hẳn là người thép!
Triệu Lệ Dĩnh giúp Hoa Hướng Dương có hơn 500 tỷ đồng trong 11 ngày
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 14/4: Trực tiếp U17 Indonesia đấu với U17 Triều Tiên
CHILL COVER | Em Là Con Thuyền Cô Đơn | QUANG HÙNG
【武侠古装】《#降龙觉醒》降龙罗汉济公降世 对抗妖魔拯救苍生!|Full Movie|刘冠麟/朱丽岚/郑国霖/赵熠洋
đừng vì cô đơn
Truyện ma miền Tây Nguyễn Huy kể: CÁI CHẾT CỦA MỘT CÔ ĐÀO
Vì sao ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư?
Lý Dịch Phong trơ trẽn mở concert biểu diễn, lợi dụng fan để kiếm tiền
Thụy Điển phát triển pin mềm có thể kéo giãn, vặn xoắn: Tương lai điện thoại dẻo đã đến gần?
Cách xem thông tin laptop đầy đủ nhất chỉ trong 2 phút
Sống lại kí ức hoàng kim cùng Đại Phá Thiên Du – Tepaylink
MIXSONG | LAN VÀ ĐIỆP | QUANG HÙNG
CỔ MỘ TRÙNG MA | Siêu Phẩm Hành Động Thám Hiểm Kinh Dị Cực Gay Cấn | iQIYI Movie Vietnam
Tất tần tật cấu hình và giá bán TECNO Spark 30 5G tại Việt Nam
Thế nào là tình yêu?
ENG SUB《仙逆》Renegade Immortal EP84 | 王林修为尽失沦为凡人,被山贼打断四肢关入水牢,却意外助王林恢复修为 | 腾讯视频 – 动漫
Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam
Siêu Phẩm Hành Động Mạo Hiểm Kịch Tính Hay Nhất | ĐẠO MỘ BÚT KÝ – SA HẢI BẠNG NHÂN | Phim Lẻ 2024
Mbappe bị đuổi, Real Madrid vẫn đánh bại Alaves để đua vô địch La Liga với Barca
ĐỪNG YÊU NỮA ANH MỆT #CHILLCOVER #CHILL88
Tây Tạng vùng đất phật pháp diệu kỳ, Lhasa với Potala Palace
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Sở hữu ba căn nhà ở tuổi 26 nhờ chi tiêu tằn tiện
Anh hút CO2 từ nước biển để đối phó biến đổi khí hậu
Thí sinh hoa hậu bị soi hành xử thiếu tinh tế, nhan sắc gây tranh cãi
Xác định 2 ‘người quen’ trở lại Ngoại hạng Anh sau những màn đua thăng hạng siêu kịch tính
Top Hits Mashup Nhạc Xưa 8x9x Đời Đầu Triệu View Hot TikTok ♫ Nhạc Trẻ 8x9x Nói Không Với Quảng Cáo
Tersanjung The Series EP01B | Jessica Mila, Rezky Aditya, Rayn Wijaya | WeTV Original