Tháng 5 xem lại những thước phim điện ảnh khắc họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh

Getting your Trinity Audio player ready...

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), cùng điểm lại những phim điện ảnh khắc hoạ chân dung Người. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện về những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ vĩ đại.

1. Hẹn gặp lại Sài Gòn (1990)

Ra đời nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, tác phẩm này tái hiện quãng thời gian tuổi trẻ của Nguyễn Tất Thành, từ những năm tháng sống cùng gia đình ở Huế cho đến khi vào Sài Gòn, nung nấu ý chí ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Khi ra mắt, bộ phim đã mang đến hình ảnh chân thực và đầy xúc động về vị lãnh tụ kính yêu thời thanh niên, khơi dậy nguồn cảm hứng và mở đường cho hàng loạt các tác phẩm điện ảnh về hành trình cách mạng vĩ đại của Người sau này. 

Đặc biệt, do khó khăn về kinh phí, đạo diễn Long Vân và nhiều thành viên đoàn phim đã tự nguyện không nhận thù lao để bù lại kinh phí sản xuất. NSND Tiến Hợi, người được đánh giá là diễn viên thành công nhất khi vào vai Bác Hồ, đã đảm nhận vai chính và tiếp tục hóa thân vào nhân vật này nhiều lần trên sân khấu kịch nói sau đó.

abc - Ảnh 1.

“Hẹn gặp lại Sài Gòn” là bộ phim đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh chiếu trên màn ảnh rộng. Ảnh: Tư liệu

2. Hà Nội mùa Đông năm 46 (1997)

Hà Nội mùa Đông năm 46 là tác phẩm điện ảnh của đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh, từng được trình chiếu tại Liên hoan Phim Quốc tế Toronto. Bối cảnh chính của phim diễn ra ở Hà Nội và Hải Phòng, tái hiện những ngày tháng đầy căng thẳng trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, sự kiện mở đầu cho ba thập niên chiến đấu anh hùng của nhân dân Việt Nam để bảo vệ nền độc lập và thống nhất đất nước. 

Bộ phim khắc họa hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bắc Bộ Phủ, với lối ứng xử mềm dẻo và khôn khéo trong các cuộc đàm phán nhằm giảm thiểu căng thẳng giữa Việt Nam và Pháp. Vai diễn Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phim tiếp tục được giao cho NSƯT Tiến Hợi, bên cạnh sự tham gia của các diễn viên tài năng khác như Ngô Quang Hải, Võ Hoài Nam, Hoa Thúy, Quách Thu Phương và Mai Thu Huyền.

abc - Ảnh 2.

Bộ phim kể câu chuyện xúc động về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu Toàn quốc kháng chiến. Ảnh: Tư liệu

3. Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong (2003)

Phim hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, do đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi và Viên Thế Kỷ thực hiện, kể về hành trình bôn ba của Bác từ Hong Kong đến Thượng Hải và Liên Xô, những tình huống ngặt nghèo khi tránh sự truy lùng của thực dân Pháp và chính quyền Tưởng Giới Thạch. Tác phẩm nhấn mạnh vào tình người, tình yêu nước sâu sắc của Nguyễn Ái Quốc trong hoàn cảnh bị giam cầm. Nghệ sĩ Nhân dân Trần Lực đã có màn hóa thân ấn tượng, giành được giải Mai Vàng hạng mục Nam diễn viên được yêu thích nhất khi vào vai chính Nguyễn Ái Quốc.

abc - Ảnh 3.

Poster phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong”. Ảnh: Tư liệu

4. Vượt qua bến Thượng Hải (2010)

Được xem là phần tiếp theo của Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong, phim do đạo diễn Triệu Tuấn (Việt Nam) và Phạm Đông Vũ (Trung Quốc) thực hiện, tiếp tục câu chuyện về Nguyễn Ái Quốc tại Thượng Hải, lãnh đạo phong trào cách mạng của người Việt. Diễn viên Minh Hải đã được đạo diễn lựa chọn để thay thế Trần Lực trong vai Nguyễn Ái Quốc.

vượt qua bến thượng hải .webp

Diễn viên Minh Hải (trái) vào vai Nguyễn Ái Quốc. Ảnh: Tư liệu

5. Nhìn ra biển cả (2010)

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Bác Hồ, đạo diễn Vũ Châu đã tái hiện giai đoạn ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa (1910-1911) khi Nguyễn Tất Thành còn là học sinh Quốc học Huế. Bộ phim khắc họa sự dấn thân của Người khi đứng về phía người dân nghèo chống lại sưu cao thuế nặng, dẫn đến việc bị buộc thôi học, và những mối quan hệ thầy trò, bạn bè sâu sắc trước khi Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Diễn viên Nguyễn Minh Đức đã thể hiện thành công hình ảnh người thầy giáo trẻ Nguyễn Tất Thành đầy nhiệt huyết.

nhìn ra biển cả.webp

Một cảnh trong phim “Nhìn ra biển cả”. Ảnh: Tư liệu

6. Thầu Chín ở Xiêm (2015)

Phim của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng được thực hiện nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kể về giai đoạn hoạt động cách mạng của Bác Hồ tại Thái Lan (1928-1929) với bí danh Thầu Chín. Tại đây, Người đã xây dựng cơ sở cách mạng và hợp nhất ba tổ chức cộng sản, đồng thời tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, kêu gọi tinh thần đoàn kết và yêu nước trong cộng đồng người Việt. Diễn viên Mạnh Trường đã được đạo diễn tin tưởng giao vai Bác Hồ nhờ đôi mắt sáng và giàu biểu cảm, toát lên thần thái của Người.

abc - Ảnh 6.

Diễn viên Mạnh Trường đảm nhận vai chính trong “Thầu Chín ở Xiêm”. Ảnh: Tư liệu

7. Nhà tiên tri (2015)

Cùng ra mắt năm 2015, phim của đạo diễn Vương Đức với sự tham gia của Nghệ sĩ Nhân dân Bùi Bài Bình trong vai Bác Hồ (do Nghệ sĩ Tiến Hợi lồng tiếng) khắc họa giai đoạn “nếm mật nằm gai” của Người tại Chiến khu Việt Bắc (1947-1950) và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1947-1955). Phim truyền tải thông điệp về lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

abc - Ảnh 7.

NSND Bùi Bài Bình (áo nâu) được khen ngợi khi vào vai Bác Hồ. Ảnh: Tư liệu