Trải nghiệm triển lãm trực tuyến ‘Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới’ với 200 tư liệu quý

Khai mạc vào sáng nay 16/4, triển lãm trực tuyến “Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới” do Trung tâm lưu trữ Quốc gia I tổ chức đã giới thiệu khoảng 200 tư liệu quan trọng về hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Cùng Trải Nghiệm Triển Lãm Trực Tuyến 'Hải Cảng Xưa: Từ Đông Dương Ra Thế Giới' Với 200 Tư Liệu Quý - Ảnh 1.

Cảng Sài Gòn những năm 1930

Một lượng lớn tư liệu trong số này được công bố lần đầu. Chủ yếu, đó là các hình ảnh, văn bản hành chính, bản vẽ… thời Pháp thuộc, cũng như một số tư liệu được trích từ Châu bản triều Nguyễn – Di sản Tư liệu thế giới.

Được thiết kế trực tuyến, triển lãm có bố cục hình ảnh gắn với hệ thống không gian biển đảo, cũng như các kiến trúc cảng biển lâu đời nhất tại Việt Nam và chia làm 3 phần.

Cùng Trải Nghiệm Triển Lãm Trực Tuyến 'Hải Cảng Xưa: Từ Đông Dương Ra Thế Giới' Với 200 Tư Liệu Quý - Ảnh 2.

Phần trưng bày về Thủy xưởng Ba Son tại triển lãm

Phần đầu Hải cảng – Cửa ngõ giao thương và thâm nhập gắn với lịch sử hình thành các cảng biển Việt Nam trong quá khứ. Thực tế, với giá trị của những cửa ngõ giao thương quan trọng, hệ thống cảng biển Việt Nam còn Sau khi xâm chiếm nước ta, người Pháp từng tham vọng xây dựng hàng loạt hải cảng dọc bờ biển Đông như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hòn Gai – Cẩm Phả, Bến Thủy, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Hà Tiên… Đồng thời, hệ thống văn bản phục vụ công tác quản lý và vận hành cảng biển cũng từng bước được hoàn thiện.

Cùng Trải Nghiệm Triển Lãm Trực Tuyến 'Hải Cảng Xưa: Từ Đông Dương Ra Thế Giới' Với 200 Tư Liệu Quý - Ảnh 3.

Sơ đồ cảng Hải Phòng thời Pháp

3 cảng biển chủ yếu được giới thiệu trong phần này là các cảng Đà Nẵng, Hải Phòng và Sài Gòn với những tư liệu khá chi tiết về quá trình xây dựng, các hoạt động giao thương và cả những tiềm năng bị bỏ lỡ. Kèm theo đó là những đánh giá được trích dẫn từ các chuyên gia trong quá khứ.

Cùng Trải Nghiệm Triển Lãm Trực Tuyến 'Hải Cảng Xưa: Từ Đông Dương Ra Thế Giới' Với 200 Tư Liệu Quý - Ảnh 4.

Phần trưng bày về cảng Đà Nẵng

Chẳng hạn, như nhận định của ông De Lanessan, người trở thành Toàn quyền Đông Dương vào năm 1891, “Cảng duy nhất có giá trị thực sự nằm ở phía Nam bán đảo Đông Dương chính là cảng Sài Gòn. Thứ nhất, cảng Sài Gòn được kết nối với sông Mekong và Biển Hồ thông qua hệ thống kênh rạch, phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Cao Miên đều qua cảng, đây đồng thời là nơi tiếp nhận các sản phẩm của Nam Kỳ; thứ hai, do không có bãi ở cửa sông Đồng Nai và nhờ lưu lượng nước của con sông này vào tất cả các mùa mà các tàu thương mại và tàu chiến lớn nhất có thể neo đậu phía trước thành phố Sài Gòn”.

Phần 2 của triển lãm Hải đăng – Mắt thần canh biển cung cấp thông tin về một số hải đăng được xây dựng trong thời kỳ này, như các hải đăng Lý Sơn, Kê Gà, Hòn Dấu… với nhiều tư liệu chi tiết.

Cùng Trải Nghiệm Triển Lãm Trực Tuyến 'Hải Cảng Xưa: Từ Đông Dương Ra Thế Giới' Với 200 Tư Liệu Quý - Ảnh 5.

Hải đăng Hòn Dấu năm 1931

Chẳng hạn, trong số này, hải đăng Hòn Dấu đã đi vào hoạt động từ năm 1876 nhưng chỉ phục vụ bến cảng và có tầm đèn chiếu sáng hạn chế. Và trong chương trình công chính của xứ bảo hộ Trung – Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX, người Pháp đặc biệt quan tâm đến vấn đề chiếu sáng và cắm cọc tiêu bờ biển.

Năm 1884, Courbet – khi đó là Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông đã thành lập một ủy ban và giao nhiệm vụ xây dựng sơ thảo dự án gắn với đề xuất tăng tầm chiếu sáng của hải đăng Hòn Dấu. Từ đó, hải đăng này được xây mới và hoạt động từ giữa 1898 với việc phát ánh sáng trắng, chiều cao so với mực nước biển là 62 mét và có thể nhìn thấy ở khoảng cách 21 dặm.

Cùng Trải Nghiệm Triển Lãm Trực Tuyến 'Hải Cảng Xưa: Từ Đông Dương Ra Thế Giới' Với 200 Tư Liệu Quý - Ảnh 6.

Cùng trải nghiệm khám phá tìm hiểu về các hải đăng tại triển lãm

Phần cuối Hải vận – Kết nối những chân trời của triển lãm gắn với giai đoạn sau khi sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng gồm hệ thống hải cảng, hải đăng liên kết với hệ thống đường bộ, đường sắt đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương.

Cùng Trải Nghiệm Triển Lãm Trực Tuyến 'Hải Cảng Xưa: Từ Đông Dương Ra Thế Giới' Với 200 Tư Liệu Quý - Ảnh 7.

Phần thông tin về vận tải biển

Tại đó, các công ty vận tải biển lớn của Pháp, đặc biệt là hai công ty Messageries Maritimes và Chargeur Réunis, đã phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này nhờ các hợp đồng vận chuyển nhân lực và hàng hóa giữa Đông Dương và chính quốc cũng như các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

  • Triển Lãm Trực Tuyến &Quot;Hỡi Đồng Bào Thủ Đô!”: Nhiều Tài Liệu Lần Đầu Được Công Bố

    Triển lãm trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”: Nhiều tài liệu lần đầu được công bố

     20/09/2024 16:36

  • Hoàng Thành Thăng Long: Triển Lãm Trực Tuyến 'Tết Đoan Ngọ Xưa Và Nay'

    Hoàng thành Thăng Long: Triển lãm trực tuyến ‘Tết Đoan Ngọ xưa và nay’

     10/06/2021 16:00

  • Triển Lãm Trực Tuyến - Giải Pháp An Toàn Để Thưởng Thức Nghệ Thuật Mùa Dịch

    Triển lãm trực tuyến – giải pháp an toàn để thưởng thức nghệ thuật mùa dịch

     18/08/2021 11:07

Nhìn chung, với thiết kế sử dụng công nghệ hiện đại và linh hoạt,cũng như hệ thống tư liệu phong phú, Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới’ sẽ cung cấp nhiều trải nghiệm thú vị khi nhìn lại quá trình phát triển của các cửa ngõ quốc tế trên biển cũng như lịch sử những “con mắt” hải đăng hướng ra đại dương tại Việt Nam.

Người xem có thể trải nghiệm triển lãm trự tuyến này tại 2 địa chỉ: archives.org.vn và facebook.com/luutruquocgia1.