Bằng mọi cách tiếp cận địa bàn bị chia cắt, tiếp tế lương thực cho người dân trong mưa, lũ

Định hình động lực phát triển mới, nâng tầm Thủ đô hội nhập và bền vững “Không có vùng cấm” khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy

Phiên họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 xã, phường, đặc khu trên cả nước.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc tổ chức lại 3 Ban Chỉ đạo (gồm Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm Cứu nạn) thành Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia.

Phát biểu tại phiên họp, thay mặt Tổng Bí thư Tô Lâm, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân, gia đình người bị nạn do thiên tai, đặc biệt là thân nhân, gia đình các nạn nhân thiệt mạng, mất tích trong vụ chìm tàu Vịnh Xanh 58 (tỉnh Quảng Ninh) và trong cơn bão số 3 vừa qua.

Bằng Mọi Cách Tiếp Cận Địa Bàn Bị Chia Cắt, Tiếp Tế Lương Thực Cho Người Dân Trong Mưa, Lũ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng chia sẻ nỗi đau, sự mất mát, thiệt hại to lớn về tài sản đối với Nhân dân các xã miền núi tại tỉnh Nghệ An đang hứng chịu bởi đợt lũ lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết sáng 24/7, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đã chỉ đạo dùng máy bay trực thăng tiếp tế lương thực, thực phẩm và những đồ dùng thiết yếu cho Nhân dân vùng bị chia cắt tại Nghệ An. Trước đó, Thủ tướng đã cử Phó Thủ tướng Chính phủ vào Nghệ An, có mặt tại các vùng xung yếu, làm việc, kiểm tra tình hình, trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc nhở tuyệt đối không chủ quan, lơ là trước tình hình thiên tai, đặc biệt không để tình trạng “dân đang bị chia cắt mà lãnh đạo nói không lên được”. “Đang chia cắt mới cần lãnh đạo, cần lực lượng chủ công bằng mọi cách để nắm tình hình, bằng mọi cách để tiếp cận địa bàn bị chia cắt, bằng mọi cách để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân”, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý.

Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận, đánh giá công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian qua, làm rõ những mặt được, mặt chưa tốt từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác ứng phó của các ngành, các địa phương và người dân; những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, rút ra bài học kinh nghiệm; xác định nhiệm vụ trong những tháng cuối năm và cả giai đoạn tới.

Đại biểu các bộ, ngành, địa phương cũng đã thảo luận về phân công, phân định nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo phòng, chống thiên tai trong thời gian tới; phân công trách nhiệm tham mưu chỉ đạo phòng, chống thiên tai. Đặc biệt là đánh giá công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp để làm rõ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, chia sẻ những kinh nghiệm, bài học hay, hướng đến nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai trong thời gian tới.

Bằng Mọi Cách Tiếp Cận Địa Bàn Bị Chia Cắt, Tiếp Tế Lương Thực Cho Người Dân Trong Mưa, Lũ
Toàn cảnh phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thiên tai ảnh hưởng đến Việt Nam ngày càng thất thường. Dù công tác phòng, chống được Đảng, Nhà nước quan tâm triển khai chủ động, tích cực, nhưng hậu quả để lại vẫn rất nghiêm trọng.

Từ thực tiễn công tác phòng, chống thiên tai vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, các đơn vị đã nỗ lực, quyết tâm rồi nhưng cần tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa. Đối với công tác ứng phó, khắc phục cần thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa.

Người đứng đầu Chính phủ đồng thời nhấn mạnh, trong hoạt động phòng thủ dân sự cần tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản: phòng chống phải từ sớm, từ xa, từ khi chưa xảy ra sự cố; ứng phó phải bình tĩnh, sáng suốt, an toàn và hiệu quả; khắc phục phải chung tay, cơ bản toàn diện, toàn phần.

“Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục phát huy tình dân tộc, nghĩa đồng bào trong công tác phòng, chống thiên tai. Trước mắt, cần tiếp tục ứng phó và khắc phục hậu quả do mưa lũ sau bão số 3 tại các địa phương, sớm ổn định đời sống, sản xuất cho người dân…”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Với các địa phương, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và các xã, phường, đặc khu phải là một “tư lệnh chỉ huy” về phòng thủ dân sự trên địa bàn.

Thủ tướng yêu cầu các đồng chí bí thư, chủ tịch UBND xã, phường, đặc khu xây dựng lực lượng xung kích tại chỗ phù hợp; lập phương án sơ tán đến từng hộ dân; truyền tin cảnh báo sớm nhất, dễ hiểu nhất.

“Tin bão phải đi nhanh hơn gió bão”, phải dùng mọi phương tiện như loa truyền thanh, Zalo, gõ kẻng, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, thông điệp phải thật ngắn gọn, rõ ràng, ví dụ như: “Bão sắp vào, yêu cầu sơ tán ngay! Chính quyền hỗ trợ, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho tài sản!”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Cùng với đó, chủ động hậu cần tại chỗ, phải có phương án đảm bảo người dân có đủ lương thực, nước uống trong ít nhất 24-48 giờ đầu tiên khi bị chia cắt. Phải kiểm soát chặt chẽ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá trục lợi trên nỗi đau của người dân. Tổ chức tuần tra, canh gác và cưỡng chế khi cần thiết, phải cương quyết, không nể nang để người dân đi vào vùng nguy hiểm.

Để lại một bình luận