Nghị quyết số 59 – bước phát triển mới về tư duy và định hướng hội nhập quốc tế

Sinh viên Thủ đô phải tiên phong chuyển đổi số và hội nhập quốc tế Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tiếp nối Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận khác về đối ngoại và hội nhập quốc tế của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết số 59-NQ/TW là văn bản chỉ đạo quan trọng, mang tính tổng thể của Đảng về hội nhập quốc tế, đề ra các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và định hướng nhiệm vụ, giải pháp lớn để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính đồng bộ, toàn diện, sâu rộng của hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Nghị Quyết Số 59 - Bước Phát Triển Mới Về Tư Duy Và Định Hướng Hội Nhập Quốc Tế
Tại buổi tiếp bà Audrey Azoulay – Tổng Giám đốc UNESCO vào chiều ngày 27/6/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hội nhập, phát triển. Ảnh: TTXVN

Trong đó, mục tiêu tổng quát là nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính đồng bộ, toàn diện, sâu rộng của hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần thiết thực xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Tranh thủ tối đa các nguồn lực và điều kiện thuận lợi bên ngoài để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phát triển nhanh, bền vững; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; không ngừng cải thiện toàn diện đời sống nhân dân, vì hạnh phúc của nhân dân; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; nâng cao vai trò, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước. Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết số 59-NQ/TW đề ra các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp lớn, gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; đổi mới tư duy, nhận thức và hành động trong hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và thúc đẩy chuyển đổi số.

Hội nhập quốc tế về chính trị, quốc phòng, an ninh sâu rộng, toàn diện và hiệu quả hơn, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, nâng cao tiềm lực và vị thế quốc tế của đất nước.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, mở rộng không gian phát triển bền vững và hiện đại hóa đất nước.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, du lịch, môi trường, giáo dục – đào tạo, y tế và các lĩnh vực khác.

Nâng cao năng lực thực thi các cam kết, thỏa thuận quốc tế gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực thi và đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trong nước.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều phối công tác hội nhập quốc tế; phát huy vai trò tích cực, chủ động của các địa phương.

Nghị quyết số 59-NQ/TW thể hiện bước phát triển mới về tư duy, cách tiếp cận, chủ trương và phương cách triển khai hội nhập quốc tế của nước ta trong tình hình mới; khẳng định tăng cường quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập quốc tế là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; đề cao vai trò chủ động, tích cực của người dân, doanh nghiệp và địa phương; khẳng định Việt Nam sẵn sàng “đóng góp, tham gia xây dựng, định hình” và đóng vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải” trong các vấn đề khu vực và quốc tế; đồng thời, lần đầu tiên đưa hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thành một nhóm giải pháp riêng, độc lập, theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế”, đồng chí Tô Lâm – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế. Sự ra đời của Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới” là “quyết sách đột phá”, đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình hội nhập của đất nước với việc định vị hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Trong đó hội nhập quốc tế chuyển từ tiếp nhận sang đóng góp, từ hội nhập sâu rộng sang hội nhập đầy đủ, từ vị thế một quốc gia đi sau sang trạng thái một quốc gia vươn lên, tiên phong vào những lĩnh vực mới.

Video

Funny TikTok

Để lại một bình luận