nội dung
- 0.1 1. Nhãn lồng là loại quả đặc sản của tỉnh nào?
- 0.2 2. Nhãn lồng Hưng Yên có điểm đặc trưng nào sau đây?
- 0.3 3. Nhãn lồng thường chín vào tầm tháng mấy?
- 0.4 4. Nhãn lồng của tỉnh này được xếp hạng thứ mấy trong số 50 loại trái cây nổi tiếng ở Việt Nam?
- 0.5 5. Tỉnh Hưng Yên trước đây đã được hợp nhất với tỉnh nào?
- 0.6 6. Sau sáp nhập, Hưng Yên là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam?
- 0.7 ‘Vua sám hối’ là biệt danh gắn với vị vua nào trong sử Việt?
- 0.8 Vị tướng nào của Quân đội Nhân dân Việt Nam có biệt danh ‘cây gỗ mun’?
- 0.9 Sau sáp nhập, tên vị danh nhân nào được đặt cho 8 trường THPT chuyên?
- 0.10 Nhãn lồng
- 0.11 đặc sản
- 0.12 Hưng Yên
- 1 Tin nổi bật
1. Nhãn lồng là loại quả đặc sản của tỉnh nào?
-
Bắc Ninh
0%
- Ninh Bình
0%- Hưng Yên
0%- Thanh Hóa
0%Chính xácNhắc đến Hưng Yên là người ta nhớ ngay đến nhãn lồng. Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên (khi chưa sắp xếp lại đơn vị hành chính), toàn tỉnh có gần 5 nghìn héc-ta sản xuất nhãn, tập trung ở các huyện (cũ): Khoái Châu, Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên.
Thậm chí nhãn lồng Hưng Yên còn đi sâu vào đời sống người dân, như trong câu ca dao: “Dù ai buôn Bắc bán Đông, đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên”.
2. Nhãn lồng Hưng Yên có điểm đặc trưng nào sau đây?
-
Quả nhỏ, hạt to, không mùi
0%
- Quả to, cùi mềm, mùi đậm
0%- Quả to, nhiều nước, thơm phức
0%- Quả to, cùi dày và trong, thơm dịu
0%Chính xácNhãn lồng Hưng Yên quả tròn, vỏ quả màu vàng nâu, cùi dày, ráo nước. Khi bóc một lớp vỏ mỏng láng, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng trong. Đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm vừa phải, cơm nhãn cũng rất giòn.
Đặc biệt, bên trong cơm nhãn có hạt nhỏ đen nháy. Đưa quả nhãn lên mũi ngửi sẽ thấy mùi hương rất đặc trưng, không phải là mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, tinh khiết và dịu mát.
Xưa kia, nhà bác học – thi hào Lê Quý Đôn từng ca ngợi: “Mỗi lần bỏ (nhãn) vào miệng thì ngập tận chân răng, lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”.
3. Nhãn lồng thường chín vào tầm tháng mấy?
-
Tháng 3-4
0%
- Tháng 5-6
0%- Tháng 7-10
0%- Tháng 9-11
0%Chính xácThời gian thu hoạch nhãn lồng Hưng Yên kéo dài khoảng 3 tháng, chia làm 3 đợt. Đợt 1 là nhãn sớm thu hoạch từ 20/7 đến 30/7; đợt 2 là nhãn chính vụ từ ngày 7-15/9; đợt 3 là nhãn chín muộn thu hoạch đến hết tháng 10 dương lịch.
4. Nhãn lồng của tỉnh này được xếp hạng thứ mấy trong số 50 loại trái cây nổi tiếng ở Việt Nam?
-
1
0%
- 13
0%- 20
0%- 40
0%Chính xácTheo trang thông tin của Bộ Công Thương, trái nhãn lồng Hưng Yên đã được xếp hạng 13 trong Top 50 trái cây nổi tiếng của Việt Nam. Loại nhãn này còn được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là loại trái cây ngon nhất và được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa “Nhãn lồng Hưng Yên hương vị tiến vua”, được công nhận chỉ dẫn địa lý giúp khách hàng nhận biết và thưởng thức sản phẩm chính hiệu.
5. Tỉnh Hưng Yên trước đây đã được hợp nhất với tỉnh nào?
-
Thái Bình
0%
- Bắc Giang
0%- Hà Nam
0%- Không hợp nhất với tỉnh nào
0%Chính xácTheo Nghị quyết số 60-NQ/TW, hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình lấy tên tỉnh là Hưng Yên, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
6. Sau sáp nhập, Hưng Yên là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam?
-
Đúng
0%
- Sai
0%Chính xácTỉnh Hưng Yên hiện nay (sáp nhập từ hai tỉnh Hưng Yên, Thái Bình cũ) nhỏ nhất cả nước với diện tích hơn 2.500 km2, dân số 3,6 triệu người. So với Lâm Đồng – tỉnh rộng nhất với hơn 24.000 km2, diện tích của Hưng Yên chỉ khoảng 1/10.
- Sai
-
Xem thêm về:
-
Nhãn lồng
-
đặc sản
-
Hưng Yên
Tin nổi bật
- Bắc Giang
- 13
- Tháng 5-6
- Quả to, cùi mềm, mùi đậm
- Ninh Bình