Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Theo đó, các đơn vị được yêu cầu duy trì nghiêm chế độ ứng trực, thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định.

Quân khu 4 chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương; kiểm tra, điều chỉnh các kế hoạch, phương án ứng phó.

Phối hợp với các sở, ban, ngành huy động lực lượng, phương tiện giúp nhân dân di dời người và tài sản đến nơi an toàn; bảo đảm vật tư, nhu yếu phẩm hỗ trợ tại các khu vực trọng điểm, nơi xảy ra sự cố như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt sâu.

Kiểm tra, rà soát các kế hoạch, phương án ứng phó, bảo đảm an toàn doanh trại, kho tàng; phối hợp, hiệp đồng với chính quyền địa phương huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Sau mưa, lũ, tiếp tục giúp đỡ nhân dân vệ sinh môi trường, nhanh chóng ổn định đời sống.

Quân Đội Sẵn Sàng Bay Cứu Hộ, Ứng Phó Khẩn Cấp Với Mưa Lũ Tại Nghệ An
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước.

Quân chủng Phòng không – Không quân, Binh đoàn 18 được giao kiểm tra, rà soát kế hoạch, tổ chức lực lượng, phương tiện, sẵn sàng bay tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đường không khi có lệnh của Bộ.

Bộ đội biên phòng chỉ đạo Ban Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An huy động lực lượng, phương tiện giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả của mưa, lũ.

Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền làm tốt công tác ứng phó với mưa, lũ. Bảo đảm an toàn kho xưởng, nhà máy, vũ khí, trang bị.

Đồng thời chuẩn bị tốt công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật phục vụ ứng phó; chủ động phối hợp, xuất cấp và vận chuyển kịp thời vật tư, trang bị cứu hộ, cứu nạn; sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai.

Theo tin của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, hoàn lưu bão số 3 đã gây mưa rất lớn tại vùng núi phía Tây của tỉnh Nghệ An với lượng mưa phổ biến từ 120-200mm, nhiều nơi trên 300mm (trong 24 giờ qua), đồng thời mưa lớn đã và sẽ tiếp tục xảy ra trên thượng nguồn sông Cả thuộc lãnh thổ Lào.

Lưu lượng dòng chảy về hồ thủy điện Bản Vẽ ở mức rất cao (lưu lượng lũ đến hồ lúc 22h45 ngày 22/7/2025 là 10.044m3/s, vượt lưu lượng lũ thiết kế 7.770m3/s), mực nước thượng lưu hồ đang tăng rất nhanh, có nguy cơ vượt mực nước dâng bình thường vào sáng 23/7/2025.

Nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các dườn dốc, ven sông suối, ngập lụt sâu tại các khu vực thấp trũng.

Sáng 23/7, chính quyền các địa phương vùng hạ du thủy điện Bản Vẽ như xã Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn… khẩn trương hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn trước diễn biến hồ thủy điện Bản Vẽ đang tăng lưu lượng xả.

Cũng trong sáng nay, ông Lê Hồng Vinh – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và ông Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã lên các xã miền tây Nghệ An chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ.

Trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Lương – Bí thư Đảng ủy xã Tương Dương, tỉnh Nghệ An cho biết xã họp khẩn giữa đêm để tìm phương án, chỉ đạo các bản, làng ứng phó hiệu quả nhất trong bối cảnh nhiều người dân chạy lên núi, tìm nơi cao để tránh lũ.

“Nước lũ dâng cao suốt đêm qua làm 3 cầu treo bắc qua sông Lam bị kéo sập. Nhiều khu dân cư ở thị trấn Thạch Giám (cũ) bị ngập sâu từ 1-2m. Dọc quốc lộ 7 từ xã Mường Xén – xã Con Cuông có nhiều điểm ngập sâu, xe cộ chưa thể lưu thông”, ông Lương thông tin.

Theo thông báo phát đi của xã Tương Dương, hiện các đập thủy điện trên địa bàn cơ vẫn đảm bảo an toàn.

Tối 22/7, UBND tỉnh Nghệ An có thông báo khẩn gửi các địa phương, đơn vị nêu lúc 21h tối cùng ngày, lưu lượng về thượng lưu hồ thủy điện Bản Vẽ đạt 9.543m3/s, gần đạt lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra là 10.500m3/s (tần suất 0,02%, tức là 5.000 năm xảy ra một lần). Hồ đang tiến hành cắt, giảm lũ với lưu lượng xả xuống hạ du là 1.727m3/s và sẽ tăng trong thời gian tới.

Để lại một bình luận