Đêm 23/7, mưa lớn kéo dài khiến nước sông Lam dâng cao, gây ngập lụt nghiêm trọng tại nhiều địa phương ở Nghệ An. Hàng nghìn người dân phải sơ tán trong đêm, trong khi thủy điện Bản Vẽ buộc phải xả lũ với lưu lượng lớn nhất từ trước đến nay.

Tại xã Con Cuông, dù đến rạng sáng 24/7 mực nước sông Lam đã rút bớt khoảng 1m nhưng hơn chục hộ dân xóm vạn chài ở thôn Vĩnh Hoàn vẫn chưa thể trở về nhà. Không có nơi trú ẩn, họ buộc phải thức trắng đêm trên thuyền, dõi theo diễn biến con nước.

Anh Cao Tiến Lành (32 tuổi), một người dân địa phương, chia sẻ: “Đây là đêm thứ hai cả xóm không ngủ. Đêm trước phải tất tả chạy lũ, sơ tán tài sản. Đêm nay, chúng tôi ngồi trên thuyền nhìn mực nước rút từng chút một”.

521962341_2304187110017506_1192884053094945368_n copy.jpg
Người dân xóm vạn chài ở Con Cuông trắng đêm ngồi chờ nước rút. Ảnh: Phan Ngọc

Ngôi nhà của anh Lành cùng nhà bố mẹ bị nước lũ xô dịch ra sát mép sông, có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào. “Nóng ruột lắm nhưng cũng không dám chèo thuyền ra vì bờ sông đang tiếp tục sạt lở”, anh nói.

Tại xã Nhân Hòa, nước lũ dâng nhanh đã gây ngập lụt trên diện rộng, buộc chính quyền địa phương phải khẩn cấp sơ tán người dân trong đêm.

520261374_1403006640909570_3021328531065190641_n copy.jpg
Hai vợ chồng ở xã Con Cuông ra thăm mấy con lợn đã sơ tán lên cao. Ảnh: Phan Ngọc

Ông Đặng Đình Lục, Chủ tịch UBND xã Nhân Hòa, cho biết: “Toàn xã có khoảng 22.000 dân. 1/3 số hộ có nhà bị ngập, trong đó hàng trăm căn ngập đến tận nóc. Nguyên nhân là do các thủy điện ở thượng nguồn đồng loạt xả điều tiết, nước từ sông Lam đổ về rất lớn”.

Theo ông Lục, trong ngày và đêm 23/7, địa phương đã huy động toàn bộ lực lượng để sơ tán khoảng 7.000 người dân đến nơi an toàn.

Tại huyện Anh Sơn, lũ cũng đổ về trong đêm gây ngập nhiều khu vực. Chính quyền địa phương phải huy động phương tiện, tổ chức trắng đêm đưa người dân đến các vị trí cao nhằm đảm bảo tính mạng.

Sáng 24/7, trao đổi với PV VietNamNet, ông Tạ Hữu Hùng – Giám đốc Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ – cho biết nhà máy đang xả lũ với lưu lượng 2.000m³/s. Trước đó, ngày 23/7, lượng nước đổ về hồ lên tới mức kỷ lục 12.800m³/s.

anh Sơn2.jpg
Trắng đêm sơ tán người dân xã Anh Sơn. Ảnh: Hoàng Bảo

“Thời điểm đỉnh lũ, chúng tôi phải xả ra 4.300m³/s để cắt giảm tới 74% lượng nước dâng trong hồ. Đây là lượng xả lớn nhất từ trước đến nay kể từ khi nhà máy đi vào vận hành”, ông Hùng thông tin.

z6835115080825_fd38cad6baf99d50619eda471974581a.jpg
Hàng trăm hộ dân ở xã Con Cuông đã được di dời đến các điểm sơ tán tập trung. Ảnh: T.L

Cũng theo ông Hùng, theo quy trình, khi xả lũ, nhà máy sẽ thông báo cho UBND tỉnh, sau đó tỉnh thông báo đến các địa phương. Tuy nhiên, để chủ động ứng phó, Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ đã thực hiện song song việc thông tin trực tiếp tới chính quyền xã, đồng thời lập nhóm Zalo để trao đổi, cảnh báo kịp thời.

“Mưa đã tạnh từ đêm qua. Hiện tại, lượng nước về hồ giảm còn khoảng 2.000m³/s và chúng tôi cũng xả ở mức tương ứng để duy trì an toàn hồ đập”, ông Hùng nói.

Lũ lịch sử ở Nghệ An, bộ đội cõng dân qua đoạn ngập đi chạy thậnMưa lớn do hoàn lưu bão số 3 đã gây ngập lụt và sạt lở tại nhiều xã miền núi tỉnh Nghệ An. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ được huy động để giúp người dân chống chọi với cơn lũ dữ.
Nhóm 3 người làm điều 'không tưởng' trong cơn lũ dữ trên sông Lam
Nhóm 3 người làm điều ‘không tưởng’ trong cơn lũ dữ trên sông Lam
Bất chấp dòng nước cuồn cuộn trên sông Lam, hai người đàn ông và một phụ nữ đã vớt được hơn 20 cây gỗ lớn. Họ dùng thuyền nhỏ để lai dắt vào, rồi thuê xe cẩu đưa gỗ lên bờ.
Người phụ nữ khóc lặng nhìn lũ cuốn trôi 2 căn nhà xa 10m, sắp rơi xuống sông
Người phụ nữ khóc lặng nhìn lũ cuốn trôi 2 căn nhà xa 10m, sắp rơi xuống sông
Bà Nguyễn Thị Ngọc và con dâu ở xã Con Cuông (Nghệ An) đang sơ tán vì nước dâng cao thì nhận tin báo, căn nhà của bà và vợ chồng con trai sắp bị lũ cuốn. Hai mẹ con ôm nhau khóc lặng bên đường.