nội dung
- 0.1 1. Vị tiến sĩ nào từng 7 lần thi trượt trước khi đỗ đạt?
- 0.2 2. Tại sao ông lại đổi tên từ Nguyễn Thắng sang Nguyễn Khuyến?
- 0.3 3. Ông có biệt danh nào gắn với thành tích khoa bảng?
- 0.4 4. Ông từng giữ chức vụ nào trong bộ máy quan lại thời Nguyễn?
- 0.5 5. Lý do nào khiến ông cáo quan về quê khi con đường hoạn lộ còn rộng mở?
- 0.6 6. Nguyễn Khuyến có chùm ba bài thơ nổi tiếng viết về mùa nào?
- 0.7 Vị tiến sĩ nổi danh nào từng là chú bé mò cua, hơn 50 tuổi mới thi đỗ đại khoa?
- 0.8 Vị tướng duy nhất nào trong sử Việt xuất thân là phạm nhân?
- 0.9 Ai là nữ Trung tướng duy nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- 0.10 thi trượt
- 0.11 Nguyễn Khuyến
- 1 Tin nổi bật
1. Vị tiến sĩ nào từng 7 lần thi trượt trước khi đỗ đạt?
-
Nguyễn Du
0%
- Nguyễn Khuyến
0%- Nguyễn Bỉnh Khiêm
0%- Nguyễn Công Trứ
0%Chính xácTheo báo Nhân Dân, Nguyễn Khuyến tên ban đầu là Nguyễn Thắng, sinh ngày 15/2/1835 (tức 18 tháng Giêng Ất Mùi) tại quê mẹ Ý Yên, Nam Ðịnh, quê cha là làng Và (Vị Hạ), Yên Ðổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trước đây.
Trang thông tin Sở GD-ĐT TPHCM viết, một năm sau lần thi hương đầu tiên cùng cha, Nguyễn Thắng mắc bệnh thương hàn suýt chết, gia đình cũng lâm vào cảnh “Tiêu điều, xơ xác, đời sống ngày càng đói rét”. Mẹ ông phải may thuê và đi làm mướn lần hồi, còn ông thường phải “Sách đèn nhờ bạn, một ngày học mười ngày nghỉ”.
Từ năm 1854, ông đi dạy học lấy lương ăn để tiếp tục học và đi thi. Song trong các khoa thi Hương tiếp theo 1855, 1858, ông đều trượt. Ông từng chán chường than thở:
“Bốn khóa Hương thi không đậu cả,
Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi”.Có lúc, ông đã nản đường khoa cử, định chuyển nghề dạy học để kiếm sống và nuôi gia đình, thì được bạn là Vũ Văn Báo nhận chu cấp lương ăn và khuyên đến cùng học với cha mình là tiến sĩ Vũ Văn Lý ở xã Vĩnh Trụ, huyện Nam Xang (Lý Nhân ngày nay). Bà mẹ ông cũng ân cần, nghiêm khắc khuyên con chớ thoái chí. Khoa thi 1864, ông đỗ Cử nhân đầu trường Hà Nội.
Tiếp theo ông thi Hội các khoa 1865, 1868 đều bị trượt. Ông ở lại Huế, vào học Quốc Tử Giám, khoa năm 1869 lại trượt. Cho đến khoa năm 1871, ông mới liên tiếp đỗ đầu thi Hội, thi Đình, khi đã 37 tuổi.
(Theo hệ thống học vị dưới triều Nguyễn, đỗ thi Đình đạt học vị chung là tiến sĩ; đỗ thủ khoa kỳ thi này được gọi là đình nguyên).
2. Tại sao ông lại đổi tên từ Nguyễn Thắng sang Nguyễn Khuyến?
-
Nghe thầy phong thủy khuyên để cải vận thi cử
0%
- Tránh trùng tên húy người quyền quý
0%- Muốn tự khích lệ mình cố gắng hơn
0%- Được vua ban tên mới khi thi đỗ
0%Chính xácTheo báo Nhân Dân, do thi nhiều lần không đỗ, Nguyễn Thắng đổi tên là Nguyễn Khuyến với ý “cố gắng hơn nữa”.
Cuốn Kể chuyện danh nhân Việt Nam viết, sau khi thi Hội không đỗ, Nguyễn Thắng nhận thấy trong tên mình, chữ Thắng có chữ “lực” nhưng là “lực” nhỏ – nỗ lực chưa cao thì khó đỗ được. Phải nỗ lực hơn nữa, phải “đại lực”.
Nghĩ vậy, Nguyễn Thắng soát lại trong đầu xem chữ nào có chữ “lực” lớn. Ông thấy ngay chữ “Khuyến” và đổi tên thành Nguyễn Khuyến – quyết chí nỗ lực học tập sao cho thành đạt mới thôi.
3. Ông có biệt danh nào gắn với thành tích khoa bảng?
-
Cụ Hương Trưởng
0%
- Cụ Tam nguyên Yên Đổ
0%- Cụ Nho Quế Sơn
0%- Cụ Thầy Văn
0%Chính xácCả thời nhà Nguyễn, tính đến Nguyễn Khuyến, đỗ Tam nguyên chỉ có 20 người. Dân làng thường gọi là cụ Tam nguyên, cụ Tam, Yên Ðổ hoặc cụ Hoàng Và (Hoàng giáp làng Và). Ông còn được nhiều người gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ (người làng Yên Đổ đỗ đầu ba kỳ thi là Hương – Hội – Đình).
4. Ông từng giữ chức vụ nào trong bộ máy quan lại thời Nguyễn?
-
Thượng thư Bộ Lễ
0%
- Chánh Tổng
0%- Bố chính Quảng Ngãi, Biện lý Bộ Hộ
0%- Tổng đốc Bắc Ninh
0%Chính xácNguyễn Khuyến từng làm quan gần 14 năm, trải qua nhiều chức vụ như: Đốc học, Án sát Thanh Hóa, Biện lý Bộ Hộ, Bố chính Quảng Ngãi… Tuy nhiên, ông không để lại công tích lớn và cuối cùng chọn cáo quan về quê.
5. Lý do nào khiến ông cáo quan về quê khi con đường hoạn lộ còn rộng mở?
-
Bị cách chức
0%
- Muốn sống gần gia đình
0%- Không muốn làm tay sai cho chính quyền thực dân
0%- Ốm yếu, bệnh tật
0%Chính xácSau khi đạt được đỉnh cao khoa bảng và bước vào con đường làm quan, Nguyễn Khuyến sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động khi thực dân Pháp từng bước xâm lược và triều đình nhà Nguyễn dần đánh mất chủ quyền.
Nhận rõ sự bất lực của triều đình cũng như những mâu thuẫn trong lòng người trí thức yêu nước, ông chủ động xin từ quan, rút lui về quê. Dù từng được mời tái nhậm chức với mục đích thu phục lòng người, ông vẫn kiên quyết từ chối, thể hiện rõ lập trường không cộng tác với chính quyền tay sai.
Việc từ quan không chỉ là hành động thoái lui, mà còn là lựa chọn sống đúng với lương tri và khí phách của một nhà nho chân chính. Trong những năm ở ẩn, ông tiếp tục lên tiếng chống thực dân bằng thơ ca đậm tinh thần yêu nước và sự tỉnh táo thời cuộc.
6. Nguyễn Khuyến có chùm ba bài thơ nổi tiếng viết về mùa nào?
-
Mùa xuân
0%
- Mùa hè
0%- Mùa thu
0%- Mùa đông
0%Chính xácNguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm ba bài thơ viết về mùa thu, gồm: Thu điếu (Câu cá mùa thu), Thu ẩm (Uống rượu mùa thu), Thu vịnh (Ngâm thơ mùa thu).
Đây là những kiệt tác thể hiện tài năng thi ca bậc thầy của ông qua ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh dân dã, không gian thanh vắng và cảm xúc lắng sâu. Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến không chỉ là cảnh vật mà còn là tâm thế của một bậc trí sĩ từng trải, sống ẩn dật giữa thiên nhiên mà vẫn đầy suy tư về thế cuộc.
-
Xem thêm về:
-
thi trượt
-
Nguyễn Khuyến
Tin nổi bật
- Mùa hè
- Muốn sống gần gia đình
- Chánh Tổng
- Cụ Tam nguyên Yên Đổ
- Tránh trùng tên húy người quyền quý
- Nguyễn Khuyến